Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 134 - 135)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.3.1.2. Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp

Thứ nhất, quan điểm, chính sách của GHPGVN v BVMT cần được cụ thể hóa qua các văn bản hướng dẫn để Phật tử và người dân nhận diện.

Lần đầu tiên một văn bản mang tính pháp lý bàn về BVMT được thông qua tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của GHPGVN. Điều này đánh dấu bước chuyển trong tư duy của GHPGVN về BVMT. Tuy nhiên, trước khi có sự thay đổi này trong quan điểm của GHPGVN về BVMT ở nước ta chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu, thông điệp mang tính cổ vũ động viên hơn việc ràng buộc về mặt pháp lý. Cần nói thêm, những khẩu hiệu, thông điệp của GHPGVN được truyền tải thông qua ngôn ngữ Phật giáo gây không ít khó khăn cho Phật tử và người dân trong nhận diện hết tinh thần của nhà Phật. Vì vậy, việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn là hết sức cần thiết, đặc biệt gắn với Việt hóa ngôn ngữ thì hiệu quả đối với hoạt động BVMT cao hơn.

Thứ hai, cần coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động Phật sự liên quan đến BVMT.

Hằng năm, trong chương trình hoạt động Phật sự của GHPGVN các cấp đưa những nội dung của Chương trình phối hợp giữa UBTWMTTQVN, BTNMT với các tôn giáo về BVMT và ƯPVBĐKH. Thực ra, trước khi tham giá ký kết Chương trình này, GHPGVN các cấp đã có khá nhiều hoạt động liên quan đến BVMT. Tuy nhiên, GHPGVN các cấp dường như vẫn thiếu vắng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động liên quan đến BVMT. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các hoạt động BVMT của Phật giáo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 134 - 135)