B Miền Trun g Tây Nguyên
4.3.3. Về lực lƣợng tham gia bảo vệ môi trƣờng
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Phật giáo động viên Phật tử phát triển sản xuất kinh doanh. Giới tăng sĩ cũng tổ chức các buổi khuyến thiện để các doanh nhân giúp đỡ người nghèo, xây dựng đạo đức, lối sống từ bi, hỉ xả, cân bằng tâm lý vì đồng tiền, cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tác động không nhỏ đến môi trường. Sự vô trách nhiệm trong BVMT, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn đến hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người dân và một vùng rộng lớn phải chịu hậu quả lớn trong thời gian dài. Do đó, trong hoạt động bảo BVMT ở nước ta hiện nay, một mặt Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp mạnh kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường. Mặt khác, các tăng sĩ là người hỗ trợ tinh thần cho các nhà kinh doanh, xây dựng lối làm giàu chính đáng.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truy n để doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm BVMT thông qua việc làm cụ thể, thiết thực.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BVMT cần được tuyên truyền cho chủ doanh nghiệp nắm rõ bản chất, mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái. Hình thức tuyên truyền về BVMT đối với doanh nghiệp cần đa dạng hóa như hội thảo, hội thi, truyền thông, internet, tờ rơi,…
Ngoài việc sử dụng các biện pháp tuyên truyền, tùy từng nhóm đối tượng phù hợp, các doanh nghiệp cần được tham gia các lớp tập huấn góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của họ đối với môi trường. Cụ thể, đối với lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp, cần tập trung nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lợi ích tổng thể của việc đầu tư cho BVMT. Đối với nhóm cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ phụ trách tài chính - kế hoạch doanh nghiệp thì cần nâng cao nhận thức về xây dựng hệ thống quản lý môi trường nội bộ, xây dựng dự án sản xuất sạch, chi phí, lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch.
Thứ hai, doanh nghiệp cần có ý thức giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, lợi nhuận phải trên cơ sở không tổn hại môi trường, đảm bảo bảo sức khỏe người dân.
Một doanh nghiệp phát triển bền vững phải tuân thủ hai nguyên tắc: sản phẩm sạch và sản phẩm thân thiện với môi trường. Hai nguyên tắc này sẽ thuyết phục được người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm. Mặc dù giải pháp này buộc doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí BVMT nhưng bù lại, một khối lượng lớn sản phẩm có cơ hội được bán ra. Trong xã hội hiện đại, một sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng không chỉ mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, hỗ trợ tốt mà còn phải gồm các tiêu chí về môi trường. Ngược lại, những doanh nghiệp đi trái với xu thế của xã hội hiện đại, sản phẩm của họ có nguy cơ bị tẩy chay. Do đó, cần phát triển mạnh các công ty tư vấn về công nghệ sạch để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Ba là, cần có những hình thức tuyên dương và khen thưởng, động viên kịp thời các doanh nghiệp làm tốt công tác BVMT, đồng thời xử lý nghiêm những doanh nghiệp gây tổn hại môi trường.
Những doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về BVMT cần được chính quyền các cấp khuyến khích, tôn vinh, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác noi theo. Đồng thời, chính quyền các cấp phải công khai xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và không tuân thủ pháp luật về BVMT.
Thứ tư, doanh nghiệp cần phối hợp với GHPGVN các cấp để phát triển nguồn thực phẩm thay thế an toàn không lệ thuộc vào chất đạm động vật.
Thực phẩm hiện nay trong nhân dân phần lớn có nguồn gốc từ động vật. Khoa học chứng minh một tỷ lệ quá lớn chất đạm động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh nan y. Phật giáo Đại thừa chủ trương ăn chay, một trong những phương pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bản thân người ăn chay đồng thời là một trong những cách thức khả thi góp phần BVMT. Kinh nghiệm chế biến đồ chay là gợi ý cho sự hợp tác giữa Phật giáo và các doanh nghiệp giúp cho Phật tử và người dân thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày.