B Miền Trun g Tây Nguyên
4.3.1.1. Về phía hệ thống chính trị các cấp
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới quan điểm v lĩnh vực tôn giáo, trong đó chú
ýphát huy nguồn lực xã hội của các tổ chức tôn giáo vào bảo vệ môi trường.
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị v tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới là bước ngoặt, khởi đầu cho quan điểm đổi mới của Đảng ta về lĩnh vực tôn giáo. Điều này thể hiện rõ tiến trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo. Quan điểm của Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống. Tình hình tôn giáo ở nước ta dần ổn định, nền nếp, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, quan điểm về lĩnh vực tôn giáo vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Các văn bản của Đảng chỉ xoay quanh ba luận điểm nhận thức về tôn giáo và ba quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết số 24. Phải chờ đến gần ba thập kỷ, Đảng ta mới có những quan điểm có tính đột phá về nhận thức trong Chỉ thị số 18 – CT/TW (ngày 10/1//2018) và Văn kiện Đại hội XIII khi khẳng định nguồn lực tôn giáo đối với sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, dường như vẫn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật chi tiết hóa, cụ thể hóa cho bước đột phá về tư duy đối với vấn đề này.
Vì vậy, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đổi mới quan điểm về lĩnh vực tôn giáo, trong đó chú ý phát huy nguồn lực xã hội to lớn của các tổ chức tôn giáo bằng những văn bản hướng dẫn cụ thể. Phật giáo với một lực lượng tín đồ hùng hậu đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển xã hội Việt Nam. Ngày nay, các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đang hướng về xã hội thế tục, tích cực tham gia vào nhiều mặt của đời sống xã hội. Nguồn lực xã hội của tôn giáo sẽ phát huy được thế mạnh trong lĩnh vực BVMT, vốn là ưu thế của Phật giáo.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chính sách v tôn giáo, trong đó tạo đi u kiện cho tôn giáo tham gia nhi u hơn vào hoạt động bảo vệ môi trường.
Quan điểm về lĩnh vực tôn giáo của Đảng có những thay đổi mang tính bước ngoặt với Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị. Lộ trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo được đặt ra, các tôn giáo ở Việt Nam từng bước được thụ hưởng quá trình đổi mới chính sách về tôn giáo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách về tôn giáo có nhiều thành tựu được ghi nhận nhưng cũng không ít vướng mắc cần tháo gỡ. Để Phật giáo tham gia nhiều hơn vào hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động BVMT, cần trao cho tổ chức tôn giáo này các quyền và nghĩa vụ dân sự như các pháp nhân khác. Trên thế giới, các tổ chức tôn giáo có pháp nhân được tham gia vào tất cả hoạt động xã hội miễn là tổ chức tôn giáo chứng minh được năng lực của mình và đáp ứng các điều kiện quy định của luật pháp. Giữa các pháp nhân như pháp nhân tôn giáo, pháp nhân dân sự hay pháp nhân thương mại không có rào cản.
Mỗi nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đều quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công phục vụ cho người dân. Hạ tầng đi trước làm nền tảng cho các dịch vụ phát triển đi kèm. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công nếu thuộc về Nhà nước thì ảnh hưởng đến quỹ công dành cho các lĩnh vực khác. Vì vậy, ở các nước phát triển, Nhà nước thường kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các dự án này, trong đó các tổ chức tôn giáo có đóng góp không nhỏ.
Ở nhiều thành phố thuộc các tiểu bang của Hoa Kỳ như Chicago Illinois , Baltimore Maryland , nhiều dự án phát triển kinh tế và cung cấp các dịch vụ xã hội của các tổ chức tôn giáo được đánh giá cao về tính hiệu quả. Nhiều bộ ngành ở Hoa Kỳ đồng tham gia như một đối tác và cam kết thực hiện các sáng kiến của Hiệp hội Phát triển Cộng đồng Kitô giáo. Ở Việt Nam, việc Phật giáo tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục là xu thế khách quan, phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế. Do đó, chính quyền cần có cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện, khuyến khích cho Phật
giáo tham gia nhiều hơn vào hoạt động BVMT. Có như vậy, Phật giáo mới có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ hay tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động BVMT; chứng minh năng lực, tính chuyên nghiệp của mình so với các pháp nhân thương mại khác, thậm chí với các cơ quan của chính phủ.