Sự thiếu hoàn thiện về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 114 - 117)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.1.2. Sự thiếu hoàn thiện về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng

Nhà nƣớc để Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng

Những năm gần đây, các hoạt động BVMT ở nước ta có nhiều tín hiệu tích cực hơn, hiệu quả hơn, không dừng lại ở hình thức mà từng bước đi vào nội dung. Điều này là kết quả trong việc xây dựng ban hành chính sách và pháp luật đến việc tổ chức quản lý môi trường được tăng cường, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của BVMT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định dành tối thiểu 1% tổng ngân sách nhà nước để chi cho BVMT. Đặc biệt, tỷ lệ chi cho BVMT được xác định tăng dần cùng với tăng tưởng kinh tế. Việc huy động toàn dân tham gia BVMT thể hiện thay đổi nhận thức về ý nghĩa, vai trò tài nguyên và môi trường của người dân. Môi trường không chỉ là “thùng rác” chứa đựng và hấp thụ chất thải loại tạo ra bởi các hoạt động kinh tế - xã hội, mà được xem là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế, đem lại sự ổn định lâu dài cho con người và xã hội. Đồng thời, điều này khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta phát triển kinh tế phải gắn với BVMT.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2015 quy định cụ thể về trách nhiệm BVMT là của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân, cũng như những hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, nước ta cũng thực hiện nghiêm túc các luật khác liên quan đến BVMT như Luật Đa dạng sinh học (2015), Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Biển và hải đảo (2015),v.v... Điều này cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến BVMT của nước ta khá nhiều về số lượng nhưng vẫn còn một số điều cần suy ngẫm về chất lượng. Điển hình, 7 tiêu chí về tài nguyên môi trường như: tỉ lệ che phủ rừng; tỉ lệ đất được bảo vệ; diện tích đất bị thoái hóa; mức giảm lượng nước ngầm; tỷ lệ các chất độc hại trong không khí; tỷ lệ khu đô thị, khu công nghiệp; tỉ lệ thu gom xử lý rác thải, chất thải rắn…trong Chiến lược phát triển b n vững của nước ta đến năm 2020 thiếu vắng con số cụ thể cho mục tiêu giám sát và đánh giá, chưa

đại diện đầy đủ các lĩnh vực phát triển mà chỉ mới dừng lại ở tài nguyên và môi trường đất, nước, rừng, không khí và quản lý chất thải. Có thể thấy rõ, chính sách, pháp luật đối với môi trường của nước ta còn tồn tại một số yếu kém, bất cập. Ý thức BVMT của người dân chưa cao. Một số người chỉ quan tâm đến lợi ích còn việc giải quyết hậu quả là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Các văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường chưa rõ ràng. Công tác dự báo, điều tra, đánh giá về vật chất và nhân lực chưa được đầu tư thỏa đáng,v.v...

Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật của nước ta liên quan đến BVMT của các tổ chức tôn giáo, trong đó có Phật giáo hiện còn một số bất cập cần tháo gỡ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua ngày 18-11-2016, được công bố ngày 1-12-2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Sau thời gian ngắn triển khai thực hiện, Luật đạt được nhiều kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế, vướng mắc. Cụ thể, theo Điều 21, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Công nhận tổ chức tôn giáo :

1. Hoạt động ổn định liên tục từ đủ 05 năm trở lên; 2. Có hiến chương, điều lệ; 3. Có người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 4. Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội thoe quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 5. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 6. Nhân danh

tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều này có nghĩa, các tổ chức tôn giáo ở nước ta khi bắt đầu được thành lập hoặc cho phép thành lập, hoặc đăng ký hoạt động vẫn chưa được Nhà nước công nhận địa vị pháp nhân nếu tổ chức tôn giáo đó hoạt động ổn định liên tục dưới 5 năm.

Thực ra, từ năm 1994 đến năm 2004, Nhà nước đã nói rõ “tư cách pháp nhân” và “công nhận tư cách pháp nhân” của hơn 10 tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, nội dung Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo không nói pháp nhân mà chỉ nói công nhận tổ chức tôn giáo, bởi vì liên quan đến Luật Dân sự mới ra đời không nói rõ pháp nhân tôn giáo Điều 84 và Điều 100, Luật Dân sự . Đến

Luật Dân sự sửa đổi năm 2015 nói đến "tư cách pháp nhân phi thương mại" là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận Khoản 2, Điều 76 của Luật Dân sự năm 2015 . Điều này có nghĩa, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tuy có pháp nhân địa vị pháp lý , nhưng không được đại diện pháp nhân của mình để thực hiện các giao dịch dân sự mang tính thương mại, kinh doanh vì mục tiêu sinh lợi nhuận. Nếu có, chẳng qua chỉ là các doanh nghiệp xã hội social enterprise , một thuật ngữ pháp lý phổ biến trên thế giới nhưng mới mẻ ở Việt Nam dùng để chỉ một doanh nghiệp hoạt động chỉ hướng tới các mục tiêu xã hội, cộng đồng mà thôi. Do đó, tổ chức tôn giáo không chỉ dừng lại việc có tư cách pháp nhân mà còn những văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Việc chính thức công nhận tư cách pháp nhân cùng các quy định đính kèm là sự hiện thực hóa sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ dân sự với các tổ chức xã hội khác. Thứ đến, điều này mở ra cơ hội hợp tác giữa pháp nhân tôn giáo với các pháp nhân khác trong thực hiện các dự án liên quan đến môi trường, cũng là cách cạnh tranh lành mạnh giữa pháp nhân tôn giáo và các pháp nhân khác. Cuối cùng, pháp nhân tôn giáo sẽ có thêm cơ hội tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ và các tổ chức quốc tế góp phần khắc phục khó khăn kinh tế khi thực hiện các hoạt động BVMT. Chính quyền không nên quá băn khoăn khi tôn giáo có pháp nhân là tạo cơ chế quyền lực mới được hợp thức; cũng không quá lo ngại khi tôn giáo có pháp nhân sẽ liên quan đến các vấn đề như tài sản và quan hệ dân sự khác. Bởi vì, dưới góc độ pháp luật, tôn giáo là một thực thể như mọi tồn tại xã hội khác.

Ngoài ra, Điều 55, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (quy định về nguyên tắc việc các tôn giáo hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã

hội, từ thiện, nhân đạo cũng nảy sinh vấn đề bất cập. “Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan”. Điều này quy định, các tôn giáo được xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng tôn giáo theo quy định của pháp luật về xuất bản và quy định khác của pháp luật. Cũng như vậy, các tôn giáo được hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. Đây là vấn đề được cả người có và không có tôn giáo quan tâm. Song, để các tôn giáo có thể đảm đương các hoạt động này nói chung, hoạt động BVMT nói riêng thì phải có thời gian để các chủ thể tích lũy thêm nữa các điều kiện cần và đủ. Mặt khác, chính sách, pháp luật tầm vĩ mô trên các lĩnh vực này cũng cần có những bổ sung sao cho giữa các luật có độ tương thích với nhau.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 114 - 117)