Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 đi ngƣợc lại với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong giáo lý, giới luật Phật giáo

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 130 - 132)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.2.4. Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 đi ngƣợc lại với vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong giáo lý, giới luật Phật giáo

đề bảo vệ môi trƣờng trong giáo lý, giới luật Phật giáo

Cơ hội và thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nói tắt là công nghiệp 4.0, mang lại là một thực tế không phải bàn cãi. Đó là cơ hội để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế. Tuy nhiên, công nghiệp 4.0 cũng tiềm ẩn thách thức trên mọi mặt của đời sống - xã hội. Đặc biệt, khi sức lao động của con người bị thay thế bởi máy móc, nạn thất nghiệp gia tăng sẽ dẫn đến bất ổn về đời sống, chính trị. Những bất ổn về đời sống, chính trị kéo theo những bất ổn về tinh thần dẫn đến con người dễ xa rời lý tưởng sống. Con người đề cao lợi ích cá nhân nhiều hơn việc quan tấm đến lợi ích của tập thể, tập trung vào lợi ích trước mắt hơn lâu dài gây ra những hành vi trái với đạo đức và quy định của pháp luật. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thẳng thắn thừa nhận: “Xu hướng chạy theo lợi nhuận và lợi ích trước mắt trong khai thác tài nguyên chậm được khắc phục” [67, tr.86] là hoàn toàn có cơ sở. Câu chuyện từ Công ty Gang thép Hưng nghiệp Fomosa Hà Tĩnh gây ra đã làm hàng ngàn tấn cá và hải sản chết, phá hủy hàng trăm cây số vuông san hô và tảo biển, khiến cho cuộc sống của hàng triệu người dân miền Trung bị đảo lộn trong một thời gian dài có thể xem như một bài học cụ thể cho một số thảm họa môi trường gần đây. Thảm họa môi trường có nguyên nhân từ tự nhiên hoặc có thể do con người. Theo GS. Lê Huy Bá, phần lớn các thảm họa môi trường đều do con người gây ra, một số thì do thiên tai nhưng cũng có khi do cả hai yếu tố trên tác động [20].

Nhưng nguyên nhân được gây ra bởi con người thường nguy hại và nghiêm trọng. Lợi dụng những yếu tố mặt trái của công nghiệp 4.0, các hành vi hủy hoại môi trường sẽ ngày càng nguy hiểm và tinh vi, khó lường.

Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, ngày 13/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Hội thảo quốc tế về chủ đề “Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0”

đã được tổ chức. Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo quốc tế GHPGVN: “Hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 và những thuận lợi cũng như những điểm cần lưu ý khi ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại trong hoằng dương chánh pháp”. Những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần hỗ trợ Phật giáo trong hoạt động tổ chức, quản lý và hoằng pháp, đưa Phật giáo tới gần hơn nữa sinh hoạt đời sống người dân được khẳng định tại Hội thảo. Về phía Phật giáo đã đóng góp không nhỏ cho công nghiệp 4.0, đặc biệt là việc tuyên truyền, phổ biến giáo lý nhà Phật về môi trường giúp loại bớt những luận điểm xuyên tạc trên không gian mạng. Cần nói thêm, thành tựu của công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện để nâng cao hiệu suất bao nhiêu thì càng có nhiều hành vi hủy hoại môi trường đi ngược lại với lý tưởng sống hài hòa với thiên nhiên trong giáo lý, giới luật Phật giáo. Tuy nhiên, không vì vậy mà nhân loại từ bỏ tất cả những thành tựu mà công nghiệp 4.0 mang lại, bởi vì từ bỏ đồng nghĩa là kéo lùi bánh xe lịch sử.

Việc nắm bắt xu hướng mặt trái của công nghiệp 4.0 vừa giải quyết được bài toán môi trường vừa không tự đẩy cuộc sống con người vào cánh cửa hẹp. Muốn vậy, cần có chủ trương, chính sách, chương trình tiếp cận cuộc cách mạng này với tầm nhìn dài hạn, có tính đến tác động, rủi ro trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật và môi trường. Đồng thời, tăng cường lan tỏa giá trị đạo đức Phật giáo từ bỏ các tâm lý tiêu cực tham, sân, si để góp phần hạn chế các nguy cơ mất an toàn về thông tin nói chung và thông tin về môi trường nói riêng, một trong những thách thức đáng lo ngại nhất của công nghiệp 4.0 [146; tr.125].

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 130 - 132)