Loạ ib các hình thức và nghi lễ Phật giáo lãng phí về kinh tế, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 120 - 124)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.2.1. Loạ ib các hình thức và nghi lễ Phật giáo lãng phí về kinh tế, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng

ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng

Với Phật giáo, nghi lễ là sự biểu hiện lòng tôn kính và tin tưởng của Phật tử và người dân đối với Tam bảo một cách có hệ thống, bài bản, nhưng

tùy theo tập quán mỗi địa phương mà có sự khác nhau. Đây là một phương tiện không thể thiếu trong việc hoằng truyền chính pháp. Tuy nhiên, phương tiện bao giờ cũng giống như con dao hai lưỡi, sẽ phát huy tốt nếu sử dụng đúng mục đích và ngược lại. Cho nên, những nghi lễ đúng giáo lý nhà Phật sẽ mang lại cho con người an lạc. Ngược lại, sự thiếu hiểu biết hoặc không ý thức được nguyên lý Phật học thì những hình thức sinh hoạt này lập tức biến thành nguy hại. Cho nên, việc mỗi Phật tử nắm đúng tinh thần của Phật giáo giúp họ nhận diện những nghi lễ đột lốt Phật giáo. Tuy nhiên, để bày tỏ sự tôn sùng thần linh, một số người lạm dụng lễ nghi trong thực hành tôn giáo. Thực ra, nghi lễ thờ cúng ban đầu chưa được Phật giáo đặt ra, chỉ xuất hiện sau khi Đức Phật qua đời. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, nghi lễ thờ cúng là yếu tố quan trọng, thể hiện tính sống động của sinh hoạt Phật giáo nói chung, mỗi hệ phái Phật giáo nói riêng.

Trên thực tế, dù nhiều nhà khoa học và chức sắc GHPGVN đã cảnh báo và phê phán, nhưng vào mùa lễ hội đầu năm, nhiều Phật tử, người dân và một bộ phận cán bộ công chức vẫn tham gia lễ dâng sao giải hạn. Đây không chỉ là hành động mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, trái với giáo lý nhà Phật, mà còn vô tình tạo môi trường nảy sinh nhiều biến tướng tiêu cực. Đồng thời, những hoạt động này gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của đông đảo Phật tử và người dân.

Tục cúng sao giải hạn vốn không hề có trong giáo lý nhà Phật. Phật giáo ngăn cấm sự cuồng tín dẫn đến mê muội, cũng như không cổ súy việc đốt mã hay cúng sao giải hạn. Trần Lâm Biền khẳng định: "Có dâng đến ngàn lần, vạn lần, triệu lần đi chăng nữa thì các ngôi sao vẫn vận động như thế, không thay đổi, vì thế không thể ảnh hưởng đến số phận của con người. Làm sao dâng sao mà giải hạn được. Vấn đề đầu tiên ảnh hưởng đến số phận con người do chính người đó tạo nên. Cuộc sống của con người, trước hết là vận hành theo nhân quả, sống như thế nào thì có kết cục tương ứng. Thứ hai, là do môi trường sống, cách quan hệ, ứng xử trong cuộc sống. Thay vì dâng sao

giải hạn thì không gì tốt hơn bằng việc hãy ứng xử tốt với mọi người, quan tâm tới thiện tâm, ứng xử tốt với mình, xây dựng cho mình nhận thức, đạo đức đúng truyền thống thì tự nhiên tinh thần thanh thản. Phải xây dựng lối sống lành mạnh, lành mạnh trong cả nền tảng vật chất cũng như tinh thần thì cuộc sống sẽ tốt hơn" [115; tr.3].

Có thể khẳng định, mong muốn của con người khi hướng đến cuộc sống an lành, hanh thông, mạnh khỏe, may mắn là chính đáng, kể cả khi mong muốn đó được gửi gắm vào thế lực thiêng liêng. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hành một số nghi lễ để thỏa mãn mong muốn đó đã bị đẩy lên thái quá, trở thành mê tín dị đoan. Thực trạng đáng lo ngại này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Ngày 20/2/2019, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 591/BVHTTDL-VHCS v việc tăng cường thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo. Công văn nêu rõ: "Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội tại một số cơ sở thờ tự Phật giáo, di tích vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là hiện tượng tổ chức dâng sao giải hạn có thu tiền, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi. Ðể khắc phục những hạn chế nêu trên, lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Nội vụ Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm Nghị định số 110/NÐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; Công văn số 31/CV-HÐTS về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo; tăng cường công tác tuyên truyền về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hướng dẫn các cơ sở thờ tự Phật giáo không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc".

Về phía GHPGVN, Hội đồng Trị sự ban hành Văn bản số 033/CV- HÐTS v việc tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an cho Phật tử và nhân dân tại các chùa nhân dịp đầu xuân năm mới gửi Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành.

Bên cạnh việc khẳng định các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn bình an cho mọi người là việc làm ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống, Hội đồng Trị sự thẳng thắn chỉ rõ: "Trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh. Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Đạo giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã dùng pháp phương tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương chính pháp". Trên cơ sở đó, Hội đồng Trị sự yêu cầu Tăng ni, nhất là lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu xuân tại ngôi chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức pháp hội phải bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ trục lợi, mà phải đúng chính pháp để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống chính mạng, chính nghiệp mới tránh được bất an. Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần của nội dung văn bản nêu trên.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống tôn giáo ngày càng phong phú và đa dạng. Trong các nghi lễ văn hóa truyền thống, nghi lễ Phật giáo nào ảnh hưởng đến môi trường, tốn kém kinh tế, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của cộng đồng, giết hại nhiều động vật để hiến tế sẽ bị loại bỏ. Ở những trung tâm Phật giáo lớn như Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt trong bối cảnh chùa chiền mọc lên nhiều, đội ngũ tăng ni trụ trì chưa đáp ứng được. “Nghi lễ và hoằng pháp tuy hai mà một, nó song hành một cách thiết thực, đi vào cuộc sống của Tăng ni và Phật tử… Nghi lễ chính thống để trang nghiêm tư thân khi giao tiếp, ứng xử đúng theo lẽ đạo, xóa tan tánh tự thị của một bộ phận Tăng ni trẻ đang có chiều hướng chạy theo lợi dưỡng mà quên đi bản chất của người tu. Lại nữa, thực hiện nghi lễ chính thống mới có cơ duyên nhiếp hóa lòng người và bài

trừ những tập tục lạc hậu. Như vậy, nghi lễ không chỉ là lễ nghi đơn thuần mà còn góp phần bảo vệ nền văn hóa phi vật thể Phật giáo và thuần phong mỹ tục của dân tộc” [6; tr.25].

Trong bối cảnh môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, việc có cái nhìn thực tế hơn, hợp lý hơn, nhân văn hơn đang được nhắc đến nhiều hơn. Loại bỏ các hình thức và nghi lễ của Phật giáo ảnh hưởng xấu đến môi trường là xu hướng nhận được sự tán đồng của số đông trong xã hội nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 120 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w