Lý thuyết thực thể tôn giáo: Khái niệm thực thể tôn giáo được giới nghiên cứu tôn giáo học phương Tây đề cập đến từ khá lâu. Tuy nhiên, lý
thuyết thực thể tôn giáo mới được một số học giả phương Tây sử dụng phổ biến trong những thập niên gần đây. Năm 1992, khái niệm "thực thể tôn giáo" xuất hiện trong cuốn sách cùng tên do Jean Delumeau chủ biên. Khái niệm này được các học giả Pháp, Đức, Bỉ… tranh luận khá sôi nổi. Năm 2002, Régis Débray đã làm rõ hơn khái niệm thực thể tôn giáo trong tác phẩm
L’Enseignement du Fait Religieux dans L’ecole Laique. Ngay sau đó, ông viết bài Thực thể tôn giáo: các định nghĩa và vấn đ để diễn giải rõ hơn thuật ngữ thực thể tôn giáo. Theo đó, một thực thể tôn giáo có ba đặc tính: 1 Là thực thể nhận biết và thừa nhận của tất cả mọi người; 2 Là thực thể không bị xét đoán về bản chất, về trạng thái luân lý và đạo đức cũng như nhận thức luận khi thừa nhận và 3 là thực thế mang tính toàn thể. Ông cũng diễn giải tương đối cụ thể thực thể tôn giáo là một tập hợp khổng lồ các phương diện khác nhau đã tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Đến năm 2009, qua công trình “Giảng dạy các thực thể tôn giáo”, (Enseigner les Faits Religieux) của Dominique Borne và Jean Paul Willaim, thực thể tôn giáo được làm rõ ràng hơn. Theo các tác giả, từ những tranh luận có thể giảng dạy lịch sử tôn giáo vào những năm 1990 ở môi trường đại học và giáo dục nói chung thì đến năm 2002, khái niệm thực thể tôn giáo đã bước vào môi trường nhận thức quan phương ở Pháp. Tại cuộc hội thảo Giảng dạy thực thể tôn giáo do Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục Pháp đã thông qua báo cáo nhan đề Giảng dạy v thực thể tôn giáo trong trường học duy thế tục
của Resgis Débray. Năm 2004, Rene Resmond đã viết lời đề tựa cuốn sách
Châu Âu và thực thể tôn giáo cho rằng, dùng khái niệm thực thể tôn giáo là "có thể chấp nhận được bởi tính khách quan của nó: có nghĩa là tính trung lập của nó cũng như tính bao phủ của nó cho phép xác định thái độ tán thành cá nhân cũng chỉ là một chiều kích xã hội" [182, tr.38]. Hai tác giả nêu trên cho rằng, việc sử dụng khái niệm thực thể tôn giáo sẽ khắc phục được cách hiểu sai lầm của giảng dạy lịch sử tôn giáo bởi dù đề cập đến các tôn giáo, nhưng lại chia cắt chúng như là các truyền thống thực hành tôn giáo riêng trong bối
cảnh lịch sử và địa lý khác nhau cũng như hiểu lịch sử các tôn giáo chỉ là sự du nhập của các tôn giáo lớn.
Các học giả phương Tây xem tôn giáo là một thực thể xã hội tồn tại khách quan với tất cả thuộc tính xã hội vốn có của nó. Theo đó, thực thể tôn giáo bao gồm ni m tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo.
Như vậy, theo lý thuyết thực thể tôn giáo, tôn giáo không chỉ được xem một hình thái ý thức xã hội chịu sự tác động và chi phối của tồn tại xã hội mà còn là một thực thể văn hóa có vai trò thúc đẩy hay cản trở tồn tại xã hội, tiến bộ xã hội và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi, lối sống của con người. Điều này có nghĩa, trước thách thức về môi trường, Phật giáo cũng là một thực thể góp phần quan trọng giải quyết bài toán này. Trong phạm vi của luận án, lý thuyết này nhìn tôn giáo trong tổng thể các quan hệ xã hội, thấy rõ niềm tin cũng như thực hành của tín đồ Phật giáo trong các hoạt động BVMT. Nói cách khác, từ việc nhận thức đối với vấn đề BVMT của Tăng ni, Phật tử qua các buổi thuyết pháp có lồng ghép vấn đề môi trường, từ đó sẽ có kết quả cho hoạt động BVMT.
Lý thuyết chức năng của tôn giáo: Lý thuyết này gắn với tên tuổi của Auguste Comte, Emile Durkheim, Bronislaw Malinowski, Talcott Parson, Robert Merton. Các học giả nêu trên cho rằng, mỗi chỉnh thể được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận cấu thành đều có những chức năng nhất định và giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể là một cấu trúc có tính ổn định tương đối.
E. Durkheim đặt vấn đề cần xem xét tôn giáo trong bối cảnh xã hội khác nhau và đóng góp trong việc duy trì trật tự xã hội. Cần tìm hiểu chức năng của từng hiện tượng văn hóa, phong tục, thể chế, tôn giáo... trong mối quan hệ với nhau và với toàn xã hội, cũng như giải thích từng hiện tượng văn hóa riêng lẻ trong đó có tôn giáo đã biến đổi như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của con người trong xã hội đương đại.
Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu cho thấy, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có những tác động, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa của người dân Việt Nam. Trước vấn nạn môi trường đang diễn ra, Phật giáo có chức năng điều chỉnh hành vi của con người nhằm đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên.
Lý thuyết thích nghi và biến đổi: Lý thuyết này được áp dụng để nghiên cứu sự thích nghi của Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là xu hướng nhập thế của tôn giáo này với những hoạt động cụ thể nhằm thích ứng với sự biến đổi xã hội thế tục, trong đó có hoạt động BVMT.
Các lý thuyết nêu trên được tác giả luận án sử dụng nghiên cứu theo hướng tích hợp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, nhằm tìm hiểu một cách toàn diện vai trò của Phật giáo đối với vấn đề BVMT ở Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.