Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp với các tổ chức chính trị trong vận động, hƣớng dẫn chức sắc, tín

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 119 - 120)

B Miền Trun g Tây Nguyên

4.1.4. Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp với các tổ chức chính trị trong vận động, hƣớng dẫn chức sắc, tín

các cấp với các tổ chức chính trị trong vận động, hƣớng dẫn chức sắc, tín đồ bảo vệ môi trƣờng

Thói quen tự giác giữ giới, tích nghiệp thiện của nhiều Phật tử là điều kiện thuận lợi để Phật giáo triển khai, tham gia các chương trình BVMT. Hơn nữa, các chương trình hành động BVMT không xa lạ với giáo lý nhà Phật. Do vậy, Phật giáo Việt Nam có nhiều lợi thế trở thành hạt nhân phong trào. Điều này không có nghĩa Phật giáo có thể tự làm mà cần có sự phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tại Hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tổ chức trong các ngày 1-3/12/2015 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo của 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo v bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020, với 5 nội dung, 7 mục tiêu và giải pháp. Sau 5 năm triển khai đã có 63/63 tỉnh thành trong cả nước ký kết chương trình hoặc kế hoạch phối hợp giữa MTTQ, ngành TNMT với các tổ chức tôn giáo ở địa phương. Đến cuối năm 2019, cả nước đã xây dựng 322 mô hình điểm các tôn giáo tham gia BVMT và ƯPVBĐKH. Các tôn giáo đã đưa nội dung BVMT và ƯPVBĐKH vào chương trình hoạt động hằng năm.

Về phía mình, GHPGVN đã chủ động đưa nội dung Chương trình phối hợp vào chương trình hoạt động Phật sự hằng năm của Hội đồng Trị sự GHPGVN và Ban Trị sự Phật giáo các địa phương; lồng ghép phổ biến về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT và ƯPVBĐKH trong các trường hạ, khóa tu, buổi học của Tăng ni sinh tại các trường Phật học. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền, thuyết giảng trong Phật tử và nhân dân về BVMT, ƯPVBĐKH và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, sự phối hợp BVMT giữa GHPGVN với các tổ chức chính trị khá chặt chẽ ở cấp trung ương, còn ở cấp địa phương thì chưa đồng bộ.

Nhiều ngôi chùa ở cấp địa phương đến nay vẫn chưa biết về Chương trình phối hợp giữa UBTWMTTQVN, BTNMT với các tôn giáo, hoặc có biết cũng chỉ là nghe qua mà thôi. Đặc biệt hơn, đây là lần đầu tiên có một Chương trình phối hợp có quy mô lớn trên cả nước và tốn không ít giấy mực của truyền thông nhưng một số chức sắc, nhà tu hành Phật giáo vẫn chưa nhận thức rõ. Điều này dẫn đến trong triển khai chương trình BVMT của Phật giáo Việt Nam chưa phát huy tối đa hiệu quả.

Cần nói thêm, sự quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước những năm gần đây làm cho một bộ phận không nhỏ chức sắc, nhà tu hành Phật giáo có tâm lý được chống lưng trong hầu hết các hoạt động Phật sự và hoạt động thế sự. Trên con đường nhập thế, Phật giáo Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt do thực tiễn đặt ra. Ở nhiều địa phương, đặc biệt các đô thị lớn, sinh hoạt Phật giáo còn nặng về cầu tài, cầu lộc và xen vào đó không ít biểu hiện biến thái, mê tín, trục lợi. Nhiều Phật tử lên chùa dâng sao giải hạn và đốt hóa đồ mã. Những tục lệ này, như đã đề cập, không phải của Phật giáo. Hiện tượng đốt mã không chỉ gây tốn kém lãng phí, nguy cơ hỏa hoạn, mà nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến môi trường. Hành vi hối lộ Phật, thánh, thần ở nhiều ngôi chùa để cầu tài cầu lộc, vinh thân phì gia đang lan nhanh không chỉ trong Phật tử và người dân bình thường mà còn trong một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức. Văn hóa truyền thống tốt đẹp, chính pháp của nhà Phật đang có biểu hiện xa rời một bộ phận Phật tử và người dân. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ việc chưa hiểu đúng giáo lý cơ bản Phật giáo. Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục Tăng ni, Phật tử cần bám sát với chính pháp và gắn với những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Hồng Thanh (Trang 119 - 120)