Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 104 - 114)

- Đào tạo chuyên gia công nghệ

4 Các cơ sở đào tạo Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị của các đơn vị

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

- Một là, số lượng NL được điều chỉnh theo hướng bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn.

Đơn vị tính: người

Hình 3.3: Số lƣợng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Từ con số 257 người trong ngành địa chất năm 1955, PVN đã có 34.846 người năm 2010, đến năm 2011 là 61.912 người và năm 2015 là

59.122 người. Trong giai đoạn 2011-2015 nếu tính mức tăng trưởng NL trung bình theo năm thì bằng không (0), thậm chí còn là số âm (-), nhưng từ năm 2012 đến năm 2015 đã có sự tăng trưởng NL trong Tập đoàn (hình 3.4).

Trong hình 3.4, sở dĩ số lượng NL của PVN có sự giảm sút mạnh vào năm 2012, vì PVN tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2012-2015. Trong đó, tiến hành sáp nhập 14 công ty vào 6 Tổng công ty lớn, sáp nhập các phòng/ ban của các công ty và Văn phòng Tập đoàn, từ 21 đơn vị còn lại 15 đơn vị. Số NL giảm chủ yếu tập trung ở các vị trí dịch vụ tổng hợp, hành chính, phòng ban. Số lượng NL ở các lĩnh vực chủ yếu của ngành như thăm dò, khai thác, lọc hóa dầu, kinh doanh, tài chính, kế toán, cơ khí tự động hóa có thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Thêm vào đó, kể từ năm 2011, PVN phải thực hiện việc thoái vốn ở các khoản đầu tư ra ngoài ngành, như vào các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng phải thoái vốn, nên kéo theo mức giảm NL.

Bảng 3.3: Số lƣợng nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2011-2015

TT Lĩnh vực kinh tế Số ngƣời

2011 2012 2013 2014 2015

1 Thăm dò, khai thác DK 3.389 3.523 3.552 3.561 3.547

2 Lọc hóa dầu, sản xuất đạm 5.539 5.682 5.772 5.875 6.021

3 Điện 3.910 4.012 4.104 4.115 4.216

4 Xây dựng dầu khí 2.128 2.210 2.237 2.335 2.397

5 Cơ khí 7.753 7.800 7.815 8.200 8.286

6 Tự động hóa 3.910 4.000 4.017 4.115 4.142

7 Kinh tế, Tài chính, Kế toán 8.406 9.878 9.615 9.122 9.038

8 An toàn, môi trường 345 348 352 356 362

9 NCKH, Đào tạo 1.079 1.091 1.096 1.095 1.126

10 Quản lý HCSN 604 522 520 508 512

11 Dịch vụ 24.849 13.341 16.128 16.206 19.475

Tổng số 61.912 52.407 55.208 55.488 59.122

Ví dụ, hợp nhất Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank), thoái toàn bộ vốn khỏi Ngân hàng cổ phần Đại Dương (OceanBank) mà PVN nắm giữ 20% vốn điều lệ. Bảng 3.4 dưới đây phản ánh những thay đổi về số lượng NL của PVN trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn này, PVN đã mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, sang các thị trường mới, như khai thác dầu ở Algeria, thăm dò khai thác và cung cấp dịch vụ dầu khí ở Kazakhstan; đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Dolginskoe, Lô Tây Bắc vùng biển Pechora... tại Liên bang Nga.

Hai là, NL được cơ cấu lại theo hướng đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng NL của PVN tuy có giảm gần 2.800 người, nhưng đã có sự thay đổi về cơ cấu theo hướng đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển để trở thành một Tập đoàn kinh tế chuyên nghiệp, tổ chức khoa học, kinh doanh năng động, có hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế (bảng 3.4). Từ bảng 3.4 có thể xem xét những thay đổi về cơ cấu NL của PVN bằng cách tính theo % của mỗi bộ phận NL trong tổng thể. Dưới đây, tác giả dựa vào bảng trên để quy về thành 7 nhóm lĩnh vực hoạt động, gồm: thăm dò và khai thác dầu khí; chế biến dầu khí; sản xuất điện; tự động hóa phục vụ cho hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí; xây dựng công trình dầu khí; kinh tế, tài chính, quản trị; và các dịch vụ gồm dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tổng hợp, hành chính. Theo đó, có thể thấy sự thay đổi của cơ cấu NL của PVN ở hình 3.5.

- Trong hình 3.5, cơ cấu NL theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2011- 2015 đã có chuyển dịch theo hướng lĩnh vực chế biến dầu khí tăng lên từ 8% năm 2011 lên 10% năm 2015, trong khi lĩnh vực kinh tế, tài chính và dịch vụ có chiều hướng giảm (nếu phân tích chi tiết thì lĩnh vực kinh tế, tài chính từ 16,01% năm 2011 giảm còn 15,29% năm 2015; tương tự, lĩnh vực dịch vụ từ 36,63% giảm còn 36.32%). Các lĩnh vực khác như thăm dò, khai thác dầu khí,

sản xuất điện, tự động hóa... có hướng chững lại với tỷ lệ thay đổi rất nhỏ. Sự chuyển dịch cơ cấu NL theo lĩnh vực như trên phản ánh chiều hướng tích cực, phù hợp với thay đổi cơ cấu việc làm và yêu cầu tái cấu trúc tập trung vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính yếu của Tập đoàn.

Hình 3.4: Cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực hoạt động trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam năm 2011 và 2015 Nguồn: [70].

Theo kết quả khảo sát năm 2015 của tác giả tại PVN thì, công việc được giao với chuyên môn đào tạo của NL chủ yếu là phù hợp. Cụ thể là, trong số 1.045 công nhân kỹ thuật của 13 đơn vị bằng phiếu hỏi, thì về mức độ phù hợp của công việc với chuyên môn đào tạo, có 91,7% số người được hỏi trả lời cho là phù hợp (trong đó có 45,7% số người trả lời rất phù hợp; 46% trả lời cơ bản phù hợp. Còn về mức độ hài lòng đối với công việc được giao, có 86,5% số người được hỏi cho là hài lòng; 6,5% khẳng định không hài lòng và 7% lựa chọn phương án khó trả lời. Điều này có nghĩa là đại đa số người lao động dầu khí được khảo sát không (hoặc chưa) có ý định rời bỏ công việc hiện tại của họ trong Tập đoàn.

- Cơ cấu độ tuổi của lao động trong Tập đoàn tương đối ổn định. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tuy số lượng NL của PVN có biến động, nhất là trong năm 2012 (giảm 13,7% so với năm 2011) rồi sau đó tăng lên với mức độ thấp, nhưng nhìn chung cơ cấu độ tuổi bình quân của NL ít biến động.

- Hiện tại, độ tuổi bình quân của người lao động trong PVN vẫn nằm trong thang độ 2, cụ thể là: Năm 2011, có 77,4% số lao động trong Tập đoàn có độ tuổi dưới 40 và 22,6% có độ tuổi từ 40 đến tuổi nghỉ hưu (Tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60, đối với nữ 55 là tuổi); độ tuổi bình quân của người lao động trong toàn Tập đoàn là 34,3 tuổi. Năm 2015, con số thứ tự theo các mức tuổi như năm 2011 là: 77,8% và 22,2% ; độ tuổi bình quân của người lao động là 34,2 tuổi. Hình 3.6 mô tả chi tiết cơ cấu NL của PVN

ở 5 mức độ tuổi khác nhau.

Hình 3.5: Độ tuổi bình quân của ngƣời lao động tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ở 5 mức khác nhau trong năm 2011 và 2015 Nguồn:

[70].

Do các con số biểu thị trên hình 3.6 chỉ làm tròn đến đơn vị, nên nhìn vào đây có thể thấy có sự thay đổi rất nhỏ về cơ cấu độ tuổi lao động trong PVN giai đoạn 2011-2015. Chỉ có sự thay đổi ở độ tuổi lao động dưới 30 tuổi từ 30% năm 2011 lên 31% năm 2015 và ở độ tuổi 55-60 từ 4% giảm xuống còn 3%. Nhìn chung là độ tuổi trung bình của người lao động trong giai đoạn này là tương đối ổn định. Người lao động trong PVN đang ở độ tuổi trẻ, sung sức và sự phân bố độ tuổi hiện tại còn là điều kiện bảo đảm tính kế thừa của lực lượng lao động trong dài hạn.

- Cơ cấu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL trong Tập đoàn đã được chuyển dịch theo hướng coi trọng chất lượng hơn.

Bảng 3.4: Cơ cấu trình độ nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Tổng số NL phổ NL có chuyên môn kỹ thuật (%)

Năm NL thông CN kỹ Trung Cao Đại Thạc Tiến

(ngƣời) (%) thuật cấp đẳng học 2011 61.912 18,57 27,16 8,00 4,47 38,25 3,16 0,40 2012 52.407 9,16 29,60 8,14 4,93 43,52 4,00 0,50 2013 55.208 16,44 27,59 7,97 2,31 41,12 4,08 0,49 2014 55.488 12,72 27,47 8,17 4,68 42,30 4,15 0,50 2015 59.122 16,71 26,09 7,78 4,38 40,01 3,95 0,48 Nguồn: [70].

Từ bảng 3.4, có thể mô tả bằng hình 3.7 dưới đây:

Hình 3.6: Cơ cấu trình độ nhân lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam năm 2011 và năm 2015

Nguồn: [70].

Nó cho thấy có hai bộ phận NL chủ yếu đang làm việc tại PVN, đó là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm trên 80% tổng lực lượng lao động trong toàn Tập đoàn) và những người lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật (chiếm khoảng 16%). Trong số những người có chuyên môn kỹ thuật thì chủ yếu là có trình độ đại học (nằm trong khoảng 40% tổng lực lượng lao động trong toàn Tập đoàn) và công nhân kỹ thuật

(khoảng 27%). So với mặt bằng chung, cơ cấu NL có chuyên môn kỹ thuật (Đại học và sau đại học/ Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp/ Công nhân kỹ thuật) của ngành dầu khí là cao (Năm 2015, cơ cấu của PVN là 1/0,3/0,6; của Việt Nam là 1/1,3/0,92; và của thế giới là 1/4/10).

Ba là, chất lượng NL của Tập đoàn tương đối ổn định và có chiều hướng được nâng lên.

Về thể lực: Nhìn vào (hình 3.6) cho thấy NL trong Tập đoàn trong giai đoạn 2011-2015 chủ yếu đang ở độ tuổi trẻ, sung sức, có kinh nghiệm và có tính kế thừa của lực lượng lao động trong dài hạn. Do hệ thống tuyển chọn chặt chẽ, chế độ dinh dưỡng, hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế và kỷ luật an toàn môi trường được bảo đảm, nên hầu hết người lao động trong Tập đoàn đều có khả năng làm việc trong điều kiện có nhiều áp lực của công việc và khắc nghiệt của thời tiết.

Giới tính có liên quan đến thể lực của người lao động. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành nên trong giai đoạn 2011-2015 số lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng từ 17-20% trong tổng số NL dầu khí. Phần lớn lao động nữ tham gia lao động gián tiếp, chiếm trên 85% trong các công việc gián tiếp sản xuất với các ngành nghề chuyên môn về kinh tế, tài chính, kế toán, ngoại ngữ và các ngành nghề khác; chỉ có dưới 15% làm việc trực tiếp trong một số lĩnh vực sản xuất của Tập đoàn. Nhìn chung, thể lực của người lao động trong PVN là tương đối ổn định.

Về trí lực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL trong PVN nhìn chung được nâng lên. Nhìn vào cơ cấu và trình độ đào tạo (bảng 3.4), NL của PVN là một đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản và ở cấp độ đào tạo cao hơn so với mặt bằng lao động chung trong nước và cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Tỷ lệ người lao động được đào tạo từ 81,43% năm 2011 tăng lên 83,29% năm 2015; số lao động có trình độ đại học trở lên từ 41,81% năm 2011 tăng lên 44,44% năm 2015. PVN đã có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp, khá đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tạo

khả năng phát triển ở trong nước, vươn ra khu vực và thế giới về sản xuất và kinh doanh dầu khí.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NL được nâng lên đã góp phần rất quan trọng tạo nên thành quả của Tập đoàn giai đoạn 2011-2015 (hình 3.8).

Đánh giá theo năng suất nhân tố tổng hợp (TFP): Trong giai đoạn này, mặc dù NL có giảm mạnh trong năm 2012, từ năm 2013 - 2015 tăng nhẹ (hình 3.4), nhưng tổng doanh thu của PVN vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá: năm 2012 tăng 11,7% so với năm 2011; năm 2013 tăng 7,4% so với năm 2012. Năm 2014 và năm 2015 do giá dầu thế giới giảm sút mạnh nên tổng doanh thu của PVN có giảm xuống (tăng trưởng âm), nhưng năm 2016 lại tăng 45,5% so với năm 2015 (hình 3.8).

Hình 3.7: Tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016

Nguồn: [71].

Năng suất lao động vẫn giữ được xu hướng tăng trong các năm 2012 (tăng 32,0%, đạt đỉnh so với suốt 10 năm trước), năm 2013 (tăng 1,9%), giảm xuống vào 2 năm 2014 (-6,5%) và 2015 (-20,3%). Sự giảm sút năng suất lao động trong năm 2014 - 2015 là do sụt giảm mạnh giá dầu thế giới (giữa năm 2014, một thùng dầu có giá 110 USD thì nay chỉ quanh mức 30 USD; năm 2015, giá dầu thô thế giới mất hơn 30% (https://www.petrolimex.com.vn, 5/12/2016). Nếu so sánh, thì mức giảm năng suất lao động là thấp hơn so với

mức giảm giá dầu trong 2 năm này. Điều đó có nghĩa là năng suất lao động giai đoạn 2011-2015 vẫn tăng lên.

Hình 3.8: Năng suất lao động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn: [71].

So sánh tương quan giữa tốc độ tăng lao động và tăng doanh thu, nếu so sánh với mức giảm giá dầu giảm sút trong năm 2014 và 2015 thì mặc dù có độ trễ nhất định nhưng tốc độ tăng doanh thu và lao động song hành tỷ lệ thuận. Do đó, chắc chắn có sự đóng góp của yếu tố gia tăng chất lượng NL.

Trong giai đoạn 2011-2015, toàn Tập đoàn có trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học, hơn 1.600 sáng kiến, trong đó có 834 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế được công nhận làm lợi cho ngành Dầu khí và đất nước hàng trăm triệu USD và hơn 1.000 tỉ đồng. Nổi bật là Vietsovpetro đã có 664 đề tài đăng ký và đã công nhận 408 sáng kiến có giá trị làm lợi trên 38 triệu USD; Tổng CTCP phân bón và hóa chất dầu khí đã có 616 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật với giá trị làm lợi 149,6 tỉ đồng... [51]. Đặc biệt, ngày 15/1/2017, PVN đã có 3 công trình, cụm công trình tiêu biểu được nhận iải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về KH&CN trong tổng số 16 công trình được giải của cả nước, 2 công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN. Đây là thành tựu rất lớn nói lên chất lượng NL của PVN đã trưởng thành vượt bậc, có thể cạnh tranh với các nhà thầu xây lắp công trình nước sâu trên 100m nước trong khu vực.

Về tâm lực, đại đa số người lao động gắn bó với Tập đoàn, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, đóng góp ý tưởng sáng tạo, thực hành tiết kiệm và có tính kỷ luật rất cao. Theo công bố Khảo sát lương và phúc lợi năm 2013 của Công ty tư vấn nhân sự Mercer và đại diện tại Việt Nam Talentnet về tình hình nghỉ việc ở các ngành, thì PVN ở mức thấp nhất. Ví dụ, năm 2011 tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại PVN là 5,9% và năm 2012 là 6,3%, trong khi các con số tương tự tại ngành công nghệ cao là 19,3% và 15,8% (Hình 3.10).

Hình 3.9: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc theo ngành/ nghề

Nguồn: [87, tr.70].

Kết quả này cũng nói lên NL của PVN khá gắn bó với ngành dầu khí. Những kết quả về NL đã góp phần tạo nên thành quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong giai đoạn 2011-2015.

Bảng 3.5: Đóng góp của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu hợp nhất PVN (1000 tỷ đồng) 325 363 390 366 311

Đóng góp của PVN trong GDP (%) 26,6 25,9 24,3 9,3 7,4

Đóng góp vào xuất khẩu của cả nước (%) 7,53 4,80 5,45 4,93 2,28

Đóng góp ngân sách nhà nước của PVN (%) 27,1 24,4 24,1 23,3 13,0

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w