Các nghiên cứu liên quan đến vai trò, yêu cầu, đào tạo nhân lực của tập đoàn dầu khí trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 25 - 28)

lực của tập đoàn dầu khí trong hội nhập quốc tế

Cuốn "Phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [96] đã nêu mối quan hệ giữa phát triển con người và phát triển nguồn NL và vai trò của những phát triển này

đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn NL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Từ đó đưa ra yêu cầu xác định cơ cấu nguồn lực con người phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao toàn diện chất lượng nguồn lực con người, phát triển giáo dục và đào tạo, sử dụng đúng, có chính sách đãi ngộ đích đáng, bồi dưỡng nguồn NL tại nơi làm việc và trong xã hội, xây dựng môi trường xã hội thuận lợi, và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích.

Bài: "Thu hút và giữ chân người tài trong tổ chức - Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới" của Trần Văn Ngợi [45] đã chỉ rõ bất cứ tổ chức nào, muốn đạt được thành công trong hoạt động của mình đều phải coi trọng vai trò của yếu tố con người. Trước hết, tổ chức đó cần phải có sự lãnh đạo sáng suốt, không chỉ ở dừng lại ở cấp lãnh đạo và các nhà quản lý cấp cao của tổ chức, và để tổ chức hoạt động hiệu quả nhất, phải đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt trong tổ chức. Thứ hai, tổ chức đó cần phải được quản lý hiệu quả. Thứ ba, tổ chức đó phải có một đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, và thái độ làm việc ở mức độ cao phù hợp để thực hiện sứ mệnh của tổ chức. Tổ chức là do con người quản lý và gây dựng lên. Không có con người, tổ chức không tồn tại.

Trong "Kinh nghiệm phát triển nhân lực của một số tập đoàn kinh tế"

của Nguyễn Thị Mai Phương [48] đã nghiên cứu về kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới nếu có chiến lược đúng đắn phát huy nhân tố con người, tri thức và sức sáng tạo thì vẫn có thể đạt được những thành tựu phát triển thần kỳ. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, trên quy mô quốc gia cũng như địa phương, doanh nghiệp, điều quan trọng bậc nhất là chiến lược phát triển NL, thu hút và phát huy tối đa nguồn lực con người, cung cấp môi trường cho sáng kiến và sáng tạo; bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả NL, đặc biệt là nhân tài. Bài "Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển nhân lực" của Lê Minh Hồng [32] đã viết về tầm quan trọng của NL

trong nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thời gian qua. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại, hội nhập quốc tế nhằm tăng tốc phát triển, nhiệm vụ to lớn có ý nghĩa thành bại đối với PVN là xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn NL chất lượng cao ngang tầm với tương lai phát triển của ngành.

Cuốn: "Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Trần Khắc Hoàn [29] đã hệ thống hóa lý thuyết và cơ sở khoa học của kết hợp đào tạo nghề tại trường và doanh nghiệp sản xuất, đề xuất phương thức tổng quát kết hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề; xây dựng các phương pháp thực hiện phương thức kết hợp giúp tương tác hỗ trợ nhau trong giảng dạy lý thuyết và thực hành để có được nguồn NL chất lượng mong muốn.

Chuyên đề "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay" của Lưu Đức Hải [26] đã chỉ rõ, NL luôn đóng vai trò là một trong những giải pháp đột phá trong quá trình phát triển của nước ta từ trước đến nay. Tuy nhiên, chỉ sau năm 2010, vai trò của NL chất lượng cao mới thực sự được nhấn mạnh. Phát triển nhanh nguồn NL, nhất là NL chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là phát triển lợi thế cạnh tranh động của Việt Nam trong quá trình phát triển. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nước ta trong những năm tới là thu hút và sử dụng nhân tài trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp.Vai trò của yếu tố văn hóa, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc trong nguồn NL chất lượng cao đối với phát triển đất nước chưa được nhìn nhận và lượng hóa đúng với tầm quan trọng của nó.

Cuốn: "Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam" của Nguyễn Thị Mai Phương [49] đã đánh giá thực trạng phát triển NL tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014, từ đó đề xuất giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển NL tại tập đoàn kinh tế, khảo cứu kinh nghiệm phát triển NL tại một số tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước để rút ra bài học cho phát triển NL tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Đối tượng của công trình nghiên cứu có liên quan nhiều đến đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả, nên nó là tài liệu tham khảo rất cần thiết.

Công bố "Đào tạo nhân lực doanh nghiệp ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" của Nguyễn Thị Lê Trâm [87] đã chỉ ra rằng, nguồn NL trong quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng trên tất cả các khâu, lĩnh vực, dự án. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển và hội nhập như hiện nay, chất lượng nguồn NL đang trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của ngành Dầu khí Việt Nam. Chỉ ra đặc điểm nguồn NL ngành Dầu khí và yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn lực này.

Ngoài ra, còn có những bài viết về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu đào tạo NL cho phát triển công nghiệp dầu khí ở Việt Nam đăng trên các thông tin chính thức như: "Phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Công tác Đảng có vai trò quyết định" của Nguyễn Thành Hưởng [33]; "Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng tổ chức phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp" của Tùng Dương [15]; "Tập trung phát triển nguồn nhân lực ngành Dầu khí" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [62]...

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w