Dự báo về sản xuất và tiêu thụ năng lượng trên thế giới và trong nước đến năm

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 124 - 129)

- Đào tạo chuyên gia công nghệ

4 Các cơ sở đào tạo Đào tạo theo yêu cầu riêng biệt của đơn vị của các đơn vị

4.1.1.1. Dự báo về sản xuất và tiêu thụ năng lượng trên thế giới và trong nước đến năm

trong nước đến năm 2030

-Dự báo triển vọng sản xuất và tiêu thụ năng lượng trên thế giới

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy Agency - IEA), trữ lượng dầu, khí xác minh đầu năm 2016 vào khoảng 1.644.515 triệu thùng dầu thô và 7,02 triệu bcf (1 bcf tương đương với 28 triệu m3) khí đốt. Tài nguyên dầu khí được phân bố ở 110 nước trên thế giới, trong đó 5 nước dẫn đầu về trữ lượng dầu là Venezuela có khoảng 297.740 triệu thùng, Saudi Arbia khoảng 265.850 triệu thùng, Canada khoảng 173.200 triệu thùng, Iran khoảng 157.300 triệu thùng, Iraq khoảng 140.300 triệu thùng. Trữ lượng dầu thô trên thế giới phân bố rất không đồng đều, trong khi 5 quốc gia có trữ lượng lớn nhất chiếm hơn 62,9% trữ lượng dầu mỏ của toàn thế giới, thì 105 quốc gia khác chỉ chiếm 37,1% trữ lượng còn lại. Việt Nam có trữ lượng dầu thô 4.400 triệu thùng, chiếm 0,27% tổng trữ lượng của toàn thế giới (OGJ 16/1/2014; OGJ 2015-01/2016). Hãng nghiên cứu Rystad Energy, có trụ sở ở Oslo, Na Uy, mới đây cho biết với mức khai thác 30 tỷ thùng một năm như hiện nay, thế giới sẽ hết dầu vào năm 2043 (http://petronews.vn/, 10/7/2016).

Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trung bình khoảng 1,5%/năm cho giai đoạn từ nay đến năm 2035. Giai đoạn từ nay đến 2020

mức tăng trung bình khoảng 2%, sau đó giảm xuống khoảng 1,2%/năm giai đoạn 2020 - 2035. 95% mức tăng trưởng trên đến từ các nền kinh tế mới nổi (Non-OECD), trong đó riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50%.

Nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ giữ vai trò hàng đầu trong tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, theo đó dầu mỏ, khí đốt và than đá mỗi loại chiếm khoảng 27%, phần còn lại đến từ năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng tái tạo. Trong số các loại nhiên liệu hóa thạch, khí đốt có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng khoảng 1,9%/năm; nhu cầu LNG sẽ tăng trưởng ở mức 3,9%/năm, chiếm 26% mức tăng trưởng nhu cầu khí toàn cầu đến năm 2035; Khí sét (shale gas) chiếm 46% sự tăng trưởng của nhu cầu khí, 21% sản lượng khí trên toàn thế giới và 68% sản lượng khí của Mỹ vào năm 2035.

Theo dự báo của Viện nghiên cứu Châu Á (The National Bureau of Asian Research), những năm tới sẽ là kỷ nguyên vàng của cho ngành năng lượng sử dụng khí bởi lẽ: (1) Sự phát triển của công nghệ sản xuất khí không truyền thống cho phép tiếp cận những nguồn tài nguyên khí tự nhiên to lớn; (2) Sự xuất hiện của các cơ sở hạ tầng LNG trong khu vực, sự gia tăng sản lượng và sự sẵn có của khí cho phép nguồn nguyên liệu này đóng một vai trò to lớn hơn trong việc thực thi chính sách đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng; (3) Khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với nguồn khí không truyền thống, sự gia tăng của nhiệt điện khí cũng như việc thay đổi các chính sách sẽ mang lại lợi thế của khí đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống như than và dầu. Điều này cũng sẽ góp phần vào quá trình chuyển tiếp nền kinh tế thông thường sang nền kinh tế ít carbon và nhiều năng lượng tái tạo.

Hiện nay, nguồn cung cấp khí cho khu vực châu Á chủ yếu đến từ các nước như Oxtraylia, Viễn Đông của Nga, Papua New Guinea, Đôngtimo, Indonesia và Malaysia. Trong tương lai, nguồn khí cung cấp sẽ được bổ sung một khối lượng không nhỏ từ các nguồn khí phi truyền thống như khí than (CBM), khí chặt (tight gas) và đặc biệt là khí đá phiến đất sét (shale gas). Sự

xuất hiện của công nghệ mới khai thác các nguồn khí không truyền thống đã thay đổi một cách đáng kể triển vọng năng lượng toàn cầu, điều này cũng làm thay đổi nhận thức của con người về nguồn khí tự nhiên theo đó nguồn khí tự nhiên được nhận định là “dồi dào” thay vì “hiếm” như trước đây. Tác động của cuộc cách mạng đá phiến đất sét đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu khí trở thành một nước xuất khẩu khí tiềm năng.

Trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực châu Á đã tăng một cách nhanh chóng do tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng mạnh của các hoạt động sản xuất công nghiệp và khả năng tiếp cận của nguồn điện năng đối với đông đảo người dân tại khu vực nông thôn.

Mặc dù trong 3 năm gần đây, giá dầu thô suy giảm mạnh do áp lực của các nước phương Tây, nhưng sản lượng khai thác của các nước vẫn không ngừng tăng. Các biện pháp cấm vận do EU, Mỹ, Canada, Nhật, Australia và một số nước dầu khí phát triển khác đã hạn chế, ngăn chặn Nga tiếp cận với công nghệ thăm dò khai thác dầu khí vùng nước sâu và vùng Bắc Cực, cũng như nguồn dầu khí phi truyền thống từ các công ty dịch vụ quốc tế và hạn chế một số công ty Nga tiếp cận thị trường tài chính phương Tây vẫn không thể làm suy giảm sản lượng khai thác dầu khí của các công ty Nga.

Khu vực Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu khí khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Dự báo sản lượng dầu khai thác có thể đạt khoảng 185 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.

Tuy đến nay dự trữ dầu mỏ toàn cầu đạt 2.100 tỷ thùng, lớn gấp 70 lần mức đang sản xuất là 30 tỷ thùng/năm, còn ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 0,9 tỷ thùng/năm, nhưng dự báo trong 10 năm tới mức độ cạnh tranh giữa các công ty dầu khí quốc gia vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Về

phương thức cạnh tranh, ngoài việc gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất, các công ty còn có chiều hướng tìm kiếm, khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi xa bờ và tìm nguồn năng lượng mới thay thế. Dự báo trong 10 năm tới, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực dầu khí sẽ đa dạng và phức tạp hơn.

- Dự báo triển vọng sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam

Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Trong quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Theo dự báo của các chuyên gia, có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng đáp ứng tăng trưởng kinh tế.

Về nhu cầu năng lượng, một trong những vấn đề bức thiết hiện nay là làm thế nào để Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong

những năm tới mà còn có thể xuất khẩu dưới dạng năng lượng và thành phẩm đã chế biến, thích ứng với sự biến động của thị trường. Riêng ở trong nước, dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam sẽ đạt mức 92,82 triệu TOE. Vào năm 2020 và 165 triệu TOE vào năm 2030 (TOE là chữ viết tắt của Ton of Oil Equivalent. Đây là bảng hệ số quy đổi sang tấn đầu tương đương áp dụng cho một số loại nhiên liệu phổ biến được Bộ Công Thương xác nhận ghi trong Công văn số 3505/BCT-KHCN ngày 19/4/2011). Cụ thể:

Bảng 4.1: Cơ cấu nhu cầu năng lƣợng cuối cùng của Việt Nam đến năm 2030

Đơn vị tính: %

Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

Than 19% 19% 19%

Điện 27% 39% 30%

Sản phẩm dầu 37% 39% 39%

Khí đốt 2% 2% 2%

Năng lượng phi thương mại 15% 11% 11%

Nguồn: [34].

Trong cơ cấu trên, nhu cầu về sản phẩm dầu và khí chiếm tỷ trọng lớn trong suốt cả giai đoạn. Từ bảng 4.1, có thể mô tả bằng hình 4.1 đưới đây:

Hình 4.1: Cơ cấu nhu cầu năng lượng của Việt Nam đến năm 2030

Về cung, nguồn nhiên liệu và năng lượng chủ yếu được khai thác và sản xuất ở nước ta là than, thủy điện, dầu khí và mới bước vào khai thác nguồn năng lượng mặt trời. Về nguồn than, dự báo cho giai đoạn 2015-2030 cho thấy mức sản lượng có thể đạt được 60-65 triệu tấn vào năm 2020, 66-70 triệu tấn vào năm 2025 và trên 75 triệu tấn năm 2030. Mỗi chu kỳ kế hoạch 5 năm, tổng sản lượng khai thác than tăng khoảng 1-5 triệu tấn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dầu khí là nguồn nhiên liệu và năng lượng chủ yếu của Việt Nam. Cho đến nay, nước ta được đánh giá là quốc gia thuộc nhóm nước có nhiên liệu về dầu và khí. Tổng trữ lượng dầu khí có thể đưa vào khai thác ở nước ta khoảng 3,8-4,2 tỷ tấn quy đổi (TOE), trong đó trữ lượng đã được xác định khoảng 28% (1,05 - 1,14 tỷ tấn) và trữ lượng chưa được xác minh là 72% (2,75-3,06 tỷ tấn) [41]. Khả năng khai thác dầu thô dự báo đến năm 2020 sẽ sụt giảm so với năm 2010, còn 16-17 triệu tấn/năm. Theo “Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, khả năng khai thác dầu thô của nước ta sẽ đạt 20,7 triệu tấn vào năm 2020 và 21,7 triệu tấn năm 2025; trong đó sản lượng nội địa đạt thứ tự là 16,3 và 16,2 triệu tấn [41].

Sự sụt giảm về khai thác dầu thô sẽ phải thay thế và bù đắp vào các nguồn nhiên liệu năng lượng tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Đối với khí đốt, năm 2015 đã khai thác đạt mức 14 tỷ m3, khả năng giai đoạn 2016-2025 sẽ tăng và đạt mức 15 - 19 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, do tiềm năng của đất nước về khí tự nhiên có hạn nên dự báo trong 10 năm tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhập khẩu khí đốt đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. Nhìn chung, bên cạnh điện năng, dầu khí vẫn là nguồn cung ứng chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong suốt giai đoạn 2016-2025.

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w