đoàn dầu khí cần tiếp tục nghiên cứu
- Về lý luận:
Mặc dù đã đạt được những kết quả như trên, nhưng các công trình nghiên cứu đang có những khoảng trống về lý luận như sau:
Thứ nhất, các công trình chưa đề cập đến những yêu cầu mới đối với NL cán bộ lãnh đạo quản lý; đội ngũ công nhân kỹ thuật dầu khí trước những biến đổi của nền kinh tế thế giới và những yêu cầu của hội nhập quốc tế hiện nay.
Việc thu hút và duy trì NNL dầu khí Việt Nam trong điều kiện bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, nhất là các nền kinh tế đang tái cơ cấu sau tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, tiếp đó là suy giảm giá dầu lửa ở hầu khắp các nước từ năm 2014 đến nay tác động tiêu cực và đặt ra thách thức đối với việc tổ chức lại và nâng cao chất lượng NL dầu khí của các nước trong đó có NL của PVN. Đây là những vấn đề mới. Các công trình trong và ngoài nước đã công bố tuy đã có nhiều đóng góp về lý luận, nhưng vấn đề này vẫn còn "bỏ ngỏ", chưa được đề cập. Thêm vào đó, vấn đề NL ở một tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước không chỉ đơn thuần là bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển mà còn nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nhưng vẫn chưa được các công trình đã công bố phân tích về mặt lý luận. Đây cũng là một khoảng trống, cần được nghiên cứu làm sáng tỏ.
Thứ hai, các công trình chưa đề cập đến những xu hướng biến đổi về cơ cấu; chất lượng; số lượng lãnh đạo quản lý; đội ngũ công nhân kỹ thuật trước sức ép về cạnh tranh NL dầu khí giữa các doanh nghiệp, các quốc gia đang diễn ra do tác động của chu kỳ công nghiệp, của thế hệ lao động và của nhu cầu công việc trong điều kiện nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn (đi biển xa hơn, độ sâu lớn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn…), có nhiều rủi ro hơn. Vấn đề không chỉ là thu hút NL, mà còn phải rất quan tâm đến sử dụng, đãi ngộ người lao động, văn hóa ứng xử trong quan hệ quản lý, tinh thần dân tộc… để duy trì NL trong doanh nghiệp, thu hút người tài, NL chất lượng cao từ bên ngoài. Một số công trình nước ngoài đã quan tâm đến thực tiễn này, nhưng ở trong nước vẫn chưa được phân tích rạch ròi, có hệ thống.
- Về thực tiễn
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu cả trong nước và của tác giả nước ngoài chưa làm rõ một cách có hệ thống những thách thức và thời cơ đối với NL của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với tư cách là một Tập đoàn kinh tế nhà nước vừa phải thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế vừa phải thực hiện trách nhiệm chính trị xã hội. Nhiệm vụ của PVN được Đảng và Nhà nước giao là tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác; trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty con, công ty liên kết và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng liên kết đối với công ty liên kết; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn; và thực hiện những công việc khác mà Nhà nước giao. Tập đoàn có sứ mệnh góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng hiện nay, Tập đoàn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi triển khai các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực nước sâu, xa bờ và khu vực nhạy cảm.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước chưa đề xuất được một hệ thống giải pháp mang tính toàn diện nhằm tiếp tục tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng NL lãnh đạo quản lý; công nhân kỹ thuật của PVN trước nguy nguy cơ rủi ro mất an toàn công nghệ do nhiều công trình dầu khí, đặc biệt là các mô hình chế biến dầu khí, đã có thời gian khai thác, vận hành và sử dụng liên tục trong nhiều năm; nguy cơ rủi ro do biến đổi khí hậu và diễn biến bất thường của thời tiết trong những năm gần đây; nguy cơ rủi ro đến từ những dự án chậm tiến độ hoặc phát sinh nhiều vấn đề. Để vượt qua thách thức và để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Tập đoàn phải vươn
lên, phải tìm ra giải pháp cơ bản và thiết thực, quản lý, sử dụng bộ phận nguồn lực này cho sự phát triển của Tập đoàn. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu làm cơ sở cho phương hướng và giải pháp phát triển NL của PVN trong bối cảnh mới. Đây là một khoảng trống trong phân tích thực tiễn và đề ra giải pháp thiết thực.
Để góp phần vào bổ sung khoảng trống lý luận, thực tiễn nêu trên và phát huy vai trò của NL trong quá trình phát triển của PVN trong hội nhập quốc tế, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NL của Tập đoàn dầu khí sẽ phải đáp ứng những yêu cầu mới gì?
Câu hỏi 2: Đâu là điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý; cán bộ công nhân kỹ thuật của PVN trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
Câu hỏi 3: Trước bối cảnh sự biến đổi thị trường dầu mỏ thế giới, tác động của cách mạng khoa học công nghệ, đâu là những giải pháp vừa có tính chất cơ bản trước mắt vừa có ý nghĩa tầm nhìn lâu dài để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo quản lý; đội ngũ công nhân kỹ thuật của PVN xét theo yêu cầu của hội nhập quốc tế?
Việc xác định các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án thể hện cách tiếp cận mới không trùng lắp về tên cũng như nội dung so với các công trình khoa học đã công bố.
Để làm rõ những câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của đề tài luận án sẽ phải hoàn thành như sau:
Về lý luận: Điểm mới trong giải quyết vấn đề NL của một doanh nghiệp nhà nước với quy mô là một tập đoàn kinh tế quốc gia trước yêu cầu tự do hóa thương mại và đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Về thực tiễn: Những điểm mạnh và điểm yếu hiện nay về NL của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong hội nhập quốc tế; giải pháp để phát triển nguồn lực này cho phát triển PVN giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Chƣơng 2