Khai thác ở nước ngoài (triệu tấn) 2,0 4,4 5,5 2.Khai thác khí đốt (tỷ m

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 134 - 136)

2.Khai thác khí đốt (tỷ m3 ) 10,6 11,0 16,0 3.Tổng sản phẩm lọc dầu (triệu tấn) 5,7 19,8 21,7 Trong đó: - Xăng (triệu tấn) 2,4 6,6 6,6 - Dầu (triệu tấn) 2,8 11,5 11,4 4.Sản suất điện (tỷ kWh) 21,1 34,9 49,3 5.Dịch vụ dầu khí (ngàn tỷ đồng) 181,0 217,2 267,1

Ngoài các lĩnh vực trên, PVN còn phải tính đến khai thác và sản xuất năng lượng mới và năng lượng tái tạo nhằm bảo đảm nhu cầu tăng nhanh của thị trường trong điều kiện tài nguyên dầu khí đang bị cạn kiệt và có sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Dự báo nhu cầu về nhân lực của PVN đến năm 2025

Trong “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, Chính phủ đã xác định ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo là 1 trong 3 nhóm ngành công nghiệp có nhu cầu cao về NL cần ưu tiên phát triển. Trong đó, NL cho ngành dầu khí và ngành điện là 2 trong 10 ngành trọng điểm cần tập trung phát triển. Trong “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” và “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2035”, với dự báo về triển vọng sản lượng của PVN đến năm 2025 ở bảng 4.2, trong thời gian tới, PVN cần có sự gia tăng NL dầu khí cả về số lượng, chất lượng với một cơ cấu thích hợp.

Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu NL tại PVN dự báo trung bình mỗi năm cần thêm khoảng 1.130 người trong đó 680 chỗ làm mới, 450 người để thay thế số lao động nghỉ hưu, mất sức và chuyển đi nơi khác (tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại PVN tuy thấp nhưng đang ở mức 6,3%). Từ năm 2017 đến 2020 cần tuyển thêm mỗi năm khoảng 600 người, trong đó có 340 chỗ làm việc mới. Còn các năm 2021-2015, mỗi năm cần tuyển thêm khoảng 1.500 người, trong đó có 1.100 chỗ làm việc mới và 400 người để thay thế (bảng 4.3).

Do việc thăm dò, khai thác dầu khí trong nước ngày càng khó khăn, nên Tập đoàn có chủ trương mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài của PVN đã và đang rất tích cực và có nhiều thành công, nhất là mảng dịch vụ cơ khí dầu khí phát triển rất nhanh. Đến giữa năm 2016, đã có 28 dự án đầu tư của PVN tại 14 nước trên thế giới được cấp giấy chứng nhận với tổng mức đầu tư gần 8 triệu USD, trong đó có 17 dự án đang triển

khai hoạt động. Ngoài ra, PVN đã ký hơn 50 thỏa thuận hợp tác đầu tư với các nước. Trong đó có các dự án trọng điểm: công trình phát triển mỏ Nhenhexky tại Liên bang Nga (Liên doanh Rusvietpetro thực hiện), dự án phát triển mỏ Junin 2 tại Venezuela (PVEP thực hiện), dự án thủy điện Luông Phabăng tại Lào (PVPower thực hiện)... Để thực hiện việc vươn ra thị trường quốc tế, PVN phải tăng cầu về NL đưa ra nước ngoài làm việc. Dự tính giai đoạn 2016-2025, số NL của PVN ra nước ngoài làm việc tăng gấp đôi hiện nay với khoảng 800 người.

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nhân lực theo lĩnh vực của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2016-2025

Đơn vị tính: Người

2015 2020 2025

1. Thăm dò, khai thác dầu khí 3.547 3.744 4.000Trong đó: Trong đó:

Một phần của tài liệu nguyen_thi_hong_hue_la (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w