- Quá trình hình thành và phát triển:
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 3/9/1975, là doanh nghiệp trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Oil and Gas Group, viết tắt: PVN. Theo quy định của Chính phủ, PVN là một tổ hợp doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp cấp I thuộc PVN được thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 và được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh..
Tiền thân của PVN là Liên đoàn địa chất 36 được thành lập năm 1961. Năm 1975, Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất được sáp nhập thành Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Năm 1977, đổi tên thành Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Company - Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Năm 1990, các đơn vị của Tổng cục Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas
Corporation - Petrovietnam). Năm 1992, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Năm 1995, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, PVN trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; vốn pháp định 177.628,4 tỷ đồng PVN, tổng vốn trong bảng cân đối kế toán hợp nhất có đến ngày 31/12/2015 là 729.257,9 tỷ đồng; với đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60 ngàn người, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đối cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước. Hiện nay, PVN là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành Dầu khí; là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển; thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- PVN có các chức năng, nhiệm vụ:
Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luât; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.
Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.
Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty con, công ty liên kết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của PVN theo hợp đồng liên kết đối với công ty liên kết mà PVN không góp vốn.
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn và thực hiện những công việc khác mà Nhà nước giao.
- Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh: Mục tiêu hoạt động:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại Tập đoàn và vốn của PVN đầu tư tại doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn. Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao.
Ngành, nghề kinh doanh:
Ngành, nghề kinh doanh của PVN bao gồm 5 lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh và thăm dò khai thác dầu khí; lọc - hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện; và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Cụ thể, ngành nghề kinh doanh chính: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu và khí; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu; kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của PVN gồm: Sản xuất, kinh doanh điện, năng lượng tái tạo, phân bón; đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; và triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch.
Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận [10].
- Hệ thống tổ chức của PVN:
Hệ thống tổ chức của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hiện nay PVN bao gồm Công ty mẹ, 28 đơn vị thành viên (5 công ty con, 23 công ty liên kết) và 3 đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo (Phụ lục 1).
Bộ máy tổ chức của PVN năm 2011 bao gồm Hội đồng thành viên, phía dưới là Ban Tổng giám đốc và Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội đồng thành viên. Với nhiều cơ quan chức năng bao gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức Nhân sự, Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán, Ban Kế hoạch, Ban Xây dựng, Ban Khoa học và Công nghệ, Ban tìm Kiếm Thăm dò dầu khí, Ban Khai thác dầu khí, Ban Chế biến dầu khí, Ban quản lý Đấu thầu, Ban Quản lý hợp đồng dầu khí, Ban Dự án dầu khí nước ngoài, Ban Pháp chế, Ban Đào tạo và Phát triển NL, Ban Đầu tư và phát triển, Ban Thanh tra, Ban An toàn sức khỏe môi trường, Ban Khí, Ban Điện, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban quan hệ quốc tế, Văn phòng đại điện khu vực châu Mỹ, Văn phòng đại diện tại Liên bang Nga [59, tr.9].
Tình hình tài chính của PVN giai đoạn 2011-2015 thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Tổng quan về tài chính của PVN giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Tỷ đồng Tài sản 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tài sản ngắn hạn 257.477 267.333 327.745 323.791 291.995 2. Tài sản dài hạn 320.124 363.757 381.787 436.748 467.263 Tổng tài sản 577.601 631.090 709.532 760.539 759.258 Nguồn: [71].
3.1.2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Tập đoàn Dầu khí quốcgia Việt Nam