I : thiết bị dạy học
Cấu tạo ngoài của thân
I . mục tiêu
- Học sinh nắm đợc các đặc điểm cấu tạo ngoài của thân.Phân biệt đợc chồi lá và chồi hoa.
- Thấy đợc sự khác nhau của các loại thân,lấy đợc ví dụ minh hoạ cho mỗi loại thân.. - Rèn luyện kỉ năng quan sát mẩu vật và hình vẽ.
II. đồ dùng dạy học
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẩu vật: Cành cây dâm bụt, cành cây hồng xiêm, một đoạn thân cây mồng tơi, cây rau má, cây cỏ mần trầu, cây bí...
- Dụng cụ: + Tranh ảnh: Hình 13.1: ảnh chụp một đoạn thân cây. Hình 13.2: Cấu tạo của chồi lá và chồi hoa. Hình 13.3: Các loại thân.
+: Bảng phụ: Kẻ sẵn bảng trang 45 sách giáo khoa.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Mẩu vật: Cành cây dâm bụt, cành cây hồng xiêm, một đoạn thân cây mồng tơi, cây rau má, cây cỏ mần trầu, cây bí...
iii. hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị mẩu vật của học sinh,nếu em nào cha chuẩn bị đủ thì giáo viên bổ sung mẩu vật cho các em.
2. Bài mới
Hoạt Động 1
Cấu tạo ngoài của thân.
hoạt động của gv hoạt động của hs
- Hớng dẫn học sinh sử dụng mẩu vật, kết hợp với hình 13.1 để hoàn thành các yêu cầu của hoạt động trong sách giáo khoa.
- Cho học sinh quan sát hình 13.2 rồi suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- Độc lập làm việc trả lời các câu hỏi của hoạt động 1.
- Một số học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Qua việc trả lời các câu hỏi học sinh chốt đợc vấn đề nh sau:
*Cấu tạo thân gồm: - Thân chính. - Cành.
- Chồi ngọn: Nằm ở đỉnh của thân hoặc cành ---> Làm cho thân và cành dài ra.
- Chồi nách:
+ Chồi lá mang mầm lá ---> phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa có mầm hoa ---> Phát triển thành cành mang hoa.
Hoạt Động 2
Các loại thân
hoạt động của gv hoạt động của hs
- Cho học sinh sử dụng thông tin trả lời câu hỏi:
Có những loại thân nào ?Đặc điểm của mỗi loại thân là gì?
- Cho học sinh sử dụng hình vẽ 13.3 và mẩu vật mang theo để hoàn thành bảng xác đinh loại thân của một số cây.
Có 3 loại thân chính đó là: Thân đứng, thân leo và thân bò.
- Thân đứng gồm:
+ Thân gỗ: Thân cao (> 1,7m), cứng, có cành.
+ Thân cột: Thân cao, cứng, không có cành. + Thân cỏ: Thân thấp (<1,7m), mềm yếu, có cành.
- Thân leo gồm 2 dạng:
+Thấn quấn: Dùng thân quấn vào giàn để leo.
+Tua cuốn:
- Thân bò:Thân mềm yếu, bò lan sát đất. - Cá nhân hoàn thành.2 học sinh oàn thành bảng cho cả lớp nghe, học sinh khác bổ sung những cây mà hai bạn không có.
iv. kiểm tra đánh giá
- Giáo viên sử dụng các câu hổi cuối bài để kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật trong giờ học. - Giáo viên cho điểm 1 số em.
v. dặn dò
- Làm thí nghiệm sau: Dùng cốc cho đất vào, gieo vào đó 10 hạt đậu xanh, khi hạt nảy mầm và phát triển thành cây có 2 lá thật thì đo chiều cao của cây sau đó ngắt ngọn một nữa số cây, trớc khi đến lớp học bài 14 thì đo lại chiều cao của các cây ghi chép vào vỡ nháp.
Ngày soạn: 05/10/2009
Tiết 14 :