Tổng quan về hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 40 - 41)

1.3.1.1. Phạm vi phân bố của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)

Hàu Thái Bình Dương Crassostrea gigas Thunberg, 1793 là nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Ostreidae có nguồn gốc ở Đông Bắc Á (bao gồm Nhật Bản), nhưng đã được dịch chuyển và lan rộng khắp nhiều quốc gia (bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc và New Zealand) với mục đích nuôi trồng thủy sản.

Những năm gần đây, hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) được nhập về Việt Nam và được sản xuất giống, nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa. Hàu Thái Bình Dương cũng là loài phân bố vùng triều thấp đến độ sâu 40 m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác. Hàu Thái Bình Dương là loài có khả năng thích ứng rộng, có thể sống ở độ mặn 10 – 42‰, nhiệt độ 4 – 35°C, đặc biệt ở –5°C vẫn có khả năng tồn tại.

1.3.1.2. Đặc điểm hình thái của hàu Thái Bình Dương

Hàu Thái Bình Dương có vỏ mỏng, không có răng bản lề bên trong vỏ trên (không giống như Sò đá Sydney). Cơ adductor (giữ hai vỏ với nhau) có màu tím hoặc màu nâu, trong khi các cạnh của lớp phủ có màu đen.

Vỏ hàu Thái Bình Dương tương đối lớn và không đều nhau giữa hai vỏ, chúng dài và có hình gần bầu dục, những sọc đối xứng của 2 vỏ thì bắt đầu từ những mấu lồi. Cơ khép vỏ có hình bầu dục. Trên bề mặt phần trước bụng và phần lưng của vỏ thường có những hốc lõm sâu. Màu vỏ ngoài hơi trắng vàng và có những sọc màu nâu, phía trong vỏ có màu trắng sữa. Cấu tạo của hàu được thể hiện trong Hình 1.12 dưới đây:

1. Tim 2. Cơ khép vỏ 3. Hậu môn 4. Vỏ phải 5. Xoang nước ra 6. Mang 7. Màng áo phải 8. Màng áo trái 9. Ruột 10. Dạ dày 11. Tuyến sinh dục 12. Bản lề 13. Miệng

1.3.1.3. Đặc điểm sinh lý của hàu Thái Bình Dương

Hàu Thái Bình Dương là loài lưỡng tính, vòng đời của hàu tính từ thời điểm bắt đầu thụ tinh, có thể là thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh, nội bộ hoặc bên ngoài, tùy thuộc vào loài, theo sau là giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng.

Hàu Thái Bình Dương là loài ăn lọc thụ động, dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi có kích thước dưới 10 µm. Hàu cũng có thể sử dụng được một số vật chất hòa tan trong nước và vật chất hữu cơ. Trong giai đoạn ấu trùng, thức ăn phù hợp bao gồm: vi khuẩn, sinh vật nhỏ mùn bãi hữu cơ, tảo khuê, tảo Silic (Bacillarophyta), trùng roi có kích thước dưới 10 µm. Hàu ấu trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và các vật chất hữu cơ. Các loài tảo thường gặp là tảo khuê như: C. calcitran, C. muelleri, tảo silic: Nitzschia, Skeletonema, tảo có lông roi:

I. galbana, P. lutherii, Tetraselmis vì kích cỡ phù hợp, dễ tiêu hoá và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w