Tổng quan về cá medaka (Oryzias latipes)

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 41 - 42)

1.3.2.1. Phạm vi phân bố của cá medaka

Cá medaka (Oryzias latipes) hay còn được gọi là cá gạo Nhật Bản, là một loài cá nhỏ có kích thước 2 – 4 cm, chúng là một trong 27 loài thuộc họ cá cơm

Adrianichthyidae. Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cá medaka thường phân bố trong các nơi có dòng chảy chậm, các hồ thủy triều ven biển và các cánh đồng lúa. Cá medaka là một vật nuôi làm cảnh phổ biến ở Nhật Bản từ thế kỷ 17, ngày nay cá medaka được bán rộng rãi trong các cửa hàng cá cảnh. Medaka là loài cá khỏe mạnh, trong tự nhiên, chúng di cư giữa các vùng nước ngọt và nước mặn, do đó chúng sống phổ biến dọc theo các vùng ven biển, trong hồ các hồ nước lợ, kênh rạch, ruộng lúa. Cá medaka là sinh vật mô hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu sinh học và sử dụng nhiều trong ngành độc học do medaka có thời gian mang thai ngắn và phát triển nhanh chóng, chịu được lạnh và có thể vận chuyển dễ dàng.

1.3.2.2. Đặc điểm hình thái của cá medaka

Cá medaka đực trưởng thành có các vây dài, vây lưng và vây hậu môn dài hơn cá cái. Cá đực có hình dạng cơ thể hơi mỏng và thon hơn cá cái. Cá cái có vây lưng và vây hậu môn ngắn hơn, nhận biết cá cái rõ ràng nhất là cá cái có cơ thể dày hơn, bụng phình to (Hình 1.13). Đến lúc sinh sản, cá cái sẽ mang trứng bên ngoài cơ thể một thời gian ngắn trước khi thụ tinh.

Hình 1. 13. Cấu tạo cá medaka cái (a) và đực (b) 1.3.2.3. Đặc điểm sinh lý của cá medaka

Cá medaka trong tự nhiên có thể di chuyển sống từ môi trường nước mặn sang nước ngọt và ngược lại một cách dễ dàng. Chúng chịu được nhiệt độ đến 27oC và độ cứng rộng từ 90 – 477 ppm, pH trong khoảng 6,5 – 6,8. Trứng cá medaka có đường kính từ 1 – 1,5 mm. Trên bề mặt của trứng có một số lông tơ ngắn phân bố trên toàn bộ bề mặt của màng đệm. Khi đẻ, trứng được giữ với nhau thành khối bởi một chùm sợi gắn trên bề mặt ở cực sinh dưỡng của mỗi trứng. Tế bào trứng cá medaka có màu vàng cam do sự hiện diện của noãn hoàng. Noãn hoàng bao gồm chủ yếu là chất béo và protein. Ngoài ra, có một số giọt lipid nhỏ giống như bong bóng trong tế bào chất. Trứng cá thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử trải qua quá trình phân chia để tạo thành phôi, phôi phát triển tạo một cơ thể đa bào hoàn chỉnh sau hai tuần và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường nuôi.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w