Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 46 - 47)

Vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai là một lưu vực sông “nội địa” có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam nói riêng, trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh tế quốc gia nói chung; nằm trên địa phận các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, BR-VT. Đây là vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh và dân số thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước. Lưu vực sông Đồng Nai là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của đất nước, đóng góp khoảng hơn 63% GDP công nghiệp, 41% GDP dịch vụ và 28% GDP nông nghiệp của cả nước [71]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng phụ thuộc rất lớn vào mức tăng trưởng của TP HCM và BR-VT.

Hạ lưu Đồng Nai – Sài Gòn có mạng lưới giao thông thuỷ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng nối liền với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như khu vực và quốc tế. Ngoài ra, hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là vùng hạ lưu cùng với hệ thống các hồ chứa lớn, vừa và nhỏ trong lưu vực có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ sản nội địa.

Dân số tại tiểu lưu vực sông Đồng Nai tính đến cuối tính đến cuối năm 2015 là 14.199.008 người. Trong đó, 3.782.115 người sống tại các đô thị và khoảng hơn 3.100.000 người sống tại vùng nông thôn. Ở tiểu lưu vực sông Sài Gòn con số tương đương là 5.672.777 người, với 4.048.695 người sống tại các đô thị và 1.624.079 người sống ở nông thôn. Tuy nhiên, mật độ phân bố không đồng đều giữa các lưu vực, giữa hạ du và phía thượng du.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w