Các phương pháp quan sát hình thái, cấu tạo tế bào

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 66 - 67)

2.6.3.1. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron Microscope):

Phương pháp này được sử dụng để xác định hình thái bề mặt và kích thước các bào quan sinh vật thí nghiệm. Kính hiển vi điện tử quét SEM quét bề mặt mẫu bằng một chùm tia điện tử hội tụ cao trong chân không, thu thập thông tin (tín hiệu) từ mẫu phát ra, tái tạo thành một hình ảnh lớn hơn cấu trúc bề mặt của mẫu thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu [90].

Trong luận án này, mẫu mô sinh vật hàu và cá được ly tâm (5000v/p) trong 10 phút để thu sinh khối tế tào. Tiếp theo, mẫu tế bào được xử lý trong dung dịch 2,5% glutaraldehyte/cacodylate 0,1M, pH = 7,2-7,4. Mẫu tiếp tục được rửa bằng dung dịch cacodylate 0,1M và cố định lại bằng dung dịch OsO4 1% trong cacodylate 0,1M. Sau khi để khô, mẫu được đưa lên đế, phủ màng dẫn điện Pt-Pd. Mẫu tế bào được quan sát dưới kính SEM HITACHI S4800 tại Phòng kính hiển vi điện tử, Viện vệ sinh Dịch Tễ trung ương.

2.6.3.2. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM (Transmission Electron Microscopy)

Phương pháp này có độ phân giải cao dùng để nghiên cứu hình thái, cấu trúc của các bào quan sau khi sinh vật phơi nhiễm với hóa chất BVTV. Kính hoạt động trên nguyên lý nguồn phát xạ trên đỉnh sẽ phát ra chùm tia điện tử, sau khi đi qua tụ kính chùm điện tử sẽ tác động lên mẫu mỏng. Tùy thuộc vào từng loại mẫu và vị trí chụp mà chùm điện tử bị tán xạ nhiều hay ít. Mật độ điện tử truyền qua ngay dưới mặt mẫu phản ánh tình trạng của mẫu, hình ảnh này sẽ được phóng đại qua một loạt các thấu kính trung gian và thể hiện trên màn huỳnh quang [90].

Tương tự, mẫu mô sinh vật hàu và cá được ly tâm (5000v/p) trong 10 phút để thu sinh khối tế tào. Mẫu các tế bào sau đó được xử lý trong dung dịch 2,5% glutaraldehyte/cacodylate 0,1M, pH = 7,2 – 7,4. Mẫu tiếp tục được rửa bằng dung dịch cacodylate 0,1M và cố định lại bằng dung dịch OsO4 1% trong cacodylate 0,1M. Sau đó mẫu sẽ được xử lý bằng cách kết tinh trong epoxyresin; cắt lát siêu mỏng ở

mức 50 - 100nm và nhuộm bằng Uranyl Acetate rồi quan sát lát cắt bằng kính hiển

vi điện tử truyền qua (TEM) ở các độ phóng đại có hệ số phóng đại M = 50 - 600.000,

độ phân giải δ = 3 Å, điện áp gia tốc U = 40 – 100kV để quan sát sự khác biệt vi cấu trúc giữa tế bào đối chứng (không phơi nhiễm với DDT) và mẫu thực nghiệm (có phơi nhiễm với DDT). Trong luận án này, mẫu tế bào được quan sát dưới kính (TEM) JEOL 1010 (JEOL - Nhật Bản) tại Phòng kính hiển vi điện tử, Viện vệ sinh Dịch Tễ trung ương.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w