Nguồ nô nhiễm OCPs trong sinh vật

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 111 - 114)

Phân tích thành phần chính và phân tích nhân tố (PCA/FA) được dùng để xác định các thành phần tiềm ẩn có trong bảy OCPs thử nghiệm trong các mô sinh vật và nhằm xác định những nguồn ô nhiễm có thể xâm nhập trong các thành phần này.

Bảng 3. 23. Hệ số tải trọng của các thông số OCPs đối với các nhân tố khác nhau được hình thành từ phân tích PCA/FA

Thông số VF1 VF2 Nhóm HCHs 0,56 0,41 Nhóm DDTs 0,77 -0,07 Heptachlor 0,26 0,58 Aldrin 0,85 0,29 Diedrin 0,86 0,13 Endrin 0,52 0,66 Nhóm endosulfans -0,18 0,86 Giá trị riêng 3,27 1,26 % tổng phương sai 46,7 18,0

Phần trăm phương sai tích lũy 46,7 64,7

Ghi chú: số in đậm là những số lớn hơn 0,75; số được gạch chân là những số lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 0,75; VF: hệ số varimax

PCA/FA được trích xuất thành hai thành phần chính (PC) có giá trị riêng lớn hơn 1. Phương sai cực đại tương ứng (VF) (nhân tố tiềm ẩn) có giá trị riêng lớn hơn 1, độ tích lũy chiếm 64,7% tổng giá trị phương sai (Bảng 3.23). Nhân tố thứ nhất VF1 giải thích 46,7% tổng phương sai và cho thấy có tải trọng cao đối với DDTs, aldrin và dieldrin chứng tỏ khả năng tích lũy trong sinh vật của các chất này như nhau. Nhân tố thứ hai được đặc trưng bởi tải trọng cao đối với endosulfans chiếm 18% tổng phương sai.

Trong phạm vi luận án, phân tích thành phần chính và phân tích nhân tố (PCA/FA) được thực hiện trên dữ liệu phân tích đã thể hiện trực quan về mối quan hệ giữa nồng độ các OCPs trong cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ được nghiên cứu, cho phép xác định khả năng tích lũy OCPs tương tự nhau trong các sinh vật ở cửa sông Sài Gòn

Hình 3. 15. Nhóm cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ được kiểm tra dựa trên phân tích PCA/FA

Kết quả thu được PC1 giải thích 46,7% và PC2 giải thích 64,7% tổng phương

sai (Hình 3.15). Sự phân bố khác nhau của cá và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ dọc theo PC1 và PC2 trong biểu đồ PCA chỉ ra rằng các biến này có thể giải thích mô hình OCPs được tìm thấy. Hai nhân tố chính được sử dụng để phân nhóm loại nghiên cứu khác nhau dựa trên nồng độ các hợp chất OCPs. Kết quả phân tích thể hiện các mẫu sò huyết có phạm vi nhiễm OCPs rộng hơn nhiều so với các loài khác và trai là loài có phạm vi thấp nhất trong các loài nghiên cứu.

Nhận xét: Trong số các OCPs được phát hiện trong cá và các loài nhuyễn thể

hai mảnh vỏ, dư lượng của DDT là chủ yếu, tiếp theo là HCH và các OCPs khác. β- HCH có nồng độ cao nhất trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ là do khả năng chống lại sự phân hủy của vi sinh vật, do đó thời gian bán hủy tương đối dài. Nồng độ OCPs xác định được trong cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ có thể được coi là tương đối thấp khi so sánh với dữ liệu được báo cáo từ các nghiên cứu tương tự những nơi khác ở châu Á và các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w