Các thông số hóa lý trong nước mặt và trầm tích

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 71 - 72)

3.2.1.1. Trong nước mặt

Hệ thống cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp, một phần chất rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại, nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm, ngoài ra cửa sông còn chịu ảnh hưởng thủy triều biển Đông. Dữ liệu các thông số chất lượng nước đã được ghi nhận trong Bảng 3.1 (Chi tiết xem phụ lục 2).

Bảng 3. 1. Chỉ tiêu lý – hóa nước tại thủy vực nghiên cứu

pH EC (µS/cm) TDS (mg/L) Độ đục (NTU) Nhiệt độ (to)

Min-max TB Min-max TB Min-max TB Min-max TB Min-max TB

Mùa khô 5,6–8,9 7,3 3–57700 9864,4 1,63–32000 3222,4 10–195 54,4 27–35,1 30,4 Mùa mưa 6,7–7,9 7,3 2–52900 11625,1 1,49–30900 7367,8 3–218 61,3 28,1–33,3 30,2 Nhóm 1 6,67–7,77 7,3 320,57– 11755,7 6,92–19243,3 6159,9 17–120,67 54,7 28,9–32,4 30,2 33878,17 Nhóm 2 7–7,65 7,3 2336,01– 5763,7 725,53– 1144 37,83– 73,8 28,5–33,3 30,6 14730,51 1833,63 107,17

Đối với các mẫu thu được từ nước mặt ở cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và các nhánh phụ: pH khoảng từ 5,6 – 8,9 (trung bình 7,3) và độ dẫn điện có giá trị khoảng từ

2 – 57700 µS/cm trong cả hai thời điểm lấy mẫu mùa khô và mùa mưa (trung bình 10757 µS/cm). TDS là 1,49 – 32000 ppm (trung bình 5323,9 ppm), độ đục khoảng từ 3 – 218 NTU (trung bình 57,9 NTU). Nước tương đối đục hơn ở cả các địa điểm lấy mẫu vào mùa mưa do xói mòn và tốc độ dòng chảy cao so với mùa khô. Tất cả các thông số chất lượng nước (ngoại trừ độ đục) khi so sánh với quy chuẩn quốc gia 08–

MT: 2015/BTNMT cột A1 (Phụ lục 3) về chất lượng nước mặt chỉ ra rằng giá trị đo các thông số chất lượng nước được quan trắc nằm trong phạm vi giới hạn cho phép.

3.2.1.2. Trong trầm tích

Sự thay đổi các tính chất hóa – lý trong trầm tích bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố cấu trúc, ví dụ: loại trầm tích, kết cấu, vật liệu gốc và các yếu tố địa hình. Tính chất hóa lý của trầm tích được thể hiện trong Bảng 3.2 (Chi tiết xem phụ lục 4).

Bảng 3. 2. Chỉ tiêu lý – hóa trong trầm tích tại thủy vực nghiên cứu

pH TOC (%) Thành phần cơ giới (%)

Cát thô Cát mịn Thịt Sét

Min-max TB Min-max TB Min-max TB Min-max TB Min-max TB Min-max TB

Mùa khô 5,6–7,8 6,7 2,23–4,27 3,8 0,12–10,68 2,2 7,54–52,3 21,8 36,7–78,03 65,9 6,92–15,97 10,2 Mùa mưa 5,68–7,4 7,5 2,04–4,9 3,6 KPH–7,58 1,7 6,74–42,5 21,3 45,03–77,06 66,5 1,47–17,36 10,5 Nhóm 1 5,8–7,8 6,8 2,04–4,9 3,6 KPH–10,68 2,0 6,74–52,3 21,6 36,71–78,03 66,0 1,47–17,36 10,2 Nhóm 2 5,6–6,89 6,3 2,9–5,23 3,9 0,11–5,18 1,4 9–39,19 21,0 50,2–74,32 66,8 6,95–16,48 10,7

Các thông số hóa lý trong trầm tích như pH, TOC và thành phần cơ giới đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố của chất gây ô nhiễm. Các mẫu trầm tích có pH thay đổi từ 6,4 – 8,5 có tính axit yếu đến kiềm vừa phải vào thời điểm lấy mẫu mùa khô; trong khi vào mùa mưa hầu hết đều có độ kiềm vừa phải trong khoảng 6,6 – 8,9. Cát mịn, cát thịt và sét là các lớp kết cấu chủ đạo. TOC đạt giá trị lớn nhất từ 2,4 – 5,2% ở nhóm 2, trong khi các thành phần cơ giới là cát thô và cát mịn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong nhóm này lần lượt là 0,1 – 5,2% và 9,0 – 39,2%. Trong các thành phần cơ giới của trầm tích, cát thịt chiếm tỷ lệ cao nhất từ 36,7 – 79,6%. Vào thời điểm mùa khô, giá trị của tất cả các thông số này cao chủ yếu liên quan đến lưu lượng nước thấp, dẫn đến tốc độ lắng đọng trầm tích cao. Trầm tích được thu thập từ các nhánh sông có thông số hóa lý ở mức độ cao hơn so với các mẫu được thu thập từ dòng chính của cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai.

Một phần của tài liệu uftai-ve-tai-day28031 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w