Các biến không gian và giải thích các tham số quan trọng chịu trách nhiệm cho các biến này, thông qua các kỹ thuật thống kê đa biến đã được sử dụng rộng rãi bao gồm phân tích thành phần chính PCA và phân tích cụm CA. Phân tích PCA/FA được áp dụng cho từng mùa và từng nhóm để khảo sát nguồn ô nhiễm OCPs. Ngoài ra, PCA/FA được áp dụng cho toàn bộ dữ liệu để chia 12 vị trí phân biệt theo mùa hay theo sự biến đổi không gian. Quy trình cụ thể của những kỹ thuật này sử dụng trong nghiên cứu hiện tại được mô tả bởi Eqani [91]. CA là một cách tiếp cận phổ biến được sử dụng trong phân tích môi trường, trong đó phân cụm được hình thành tuần tự, bằng cách bắt đầu với cặp đối tượng tương đồng nhất và hình thành các nhóm lớn hơn theo từng bước. Trong nghiên cứu hiện tại, CA đã được thực hiện trên bộ dữ liệu chuẩn hóa của dư lượng OCPs ở nước mặt, trầm tích và sinh vật vùng cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai bằng phương pháp Ward, sử dụng khoảng cách Euclidian làm thước đo độ tương đồng. Các khoảng cách Euclidian thường cho sự tương đồng giữa hai mẫu và sự khác biệt của các giá trị phân tích giữa hai mẫu có thể được biểu diễn dưới dạng “khoảng cách”. Phương pháp Ward là một quy tắc liên kết sử dụng phương pháp phân tích phương sai để đánh giá khoảng cách giữa các cụm với giá trị tối thiểu của tổng bình phương ở bất kỳ hai cụm có thể được hình thành ở mỗi bước. CA đã được áp dụng trên dữ liệu dư lượng OCPs cho các vị trí nhóm có mô hình dư lượng tương tự dưới dạng Dendrogram.
Phân tích ANOVA một chiều được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và thực hiện để so sánh giá trị trung bình của 02 mùa hoặc 02 nhóm. Mô hình tổng thể của ANOVA là = + +∈ , trong đó là biến đáp ứng; là trung bình tổng; là tác động cố định của mùa hay nhóm thứ jth; và ∈ là sai số ngẫu nhiên với trung bình 0 và sự phân bố chuẩn [92]. Nếu ANOVA thể hiện ý nghĩa P ≤ 0,05 cho bất kỳ OCPs
nào, thử nghiệm Student sẽ được áp dụng để phân chia theo mùa hoặc theo nhóm. Mối liên hệ giữa nồng độ OCPs giữa nước và trầm tích được phân tích bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản: = 1 + 2 + ∈, trong đó là nồng độ OCPs trong nước; là nồng độ OCPs trong trầm tích; 1 là hệ số chặn, 2 là hệ số góc, và ∈ là sai số ngẫu nhiên. Tất cả dữ liệu như tần số (%) của các hợp chất xuất hiện trong mẫu nước, trầm tích và sinh vật, trung bình, phạm vi của dư lượng OCPs; độ lệch chuẩn, phương sai được phân tích thống kê bằng chương trình JMP 13 (SAS Institute Inc, North Carolina, USA). Tất cả các hình ảnh được vẽ bằng chương trình Sigmaplot 14 (Systat Software Inc.)
Tổng kết chương 2: Nội dung chương 2 được thống kê và sơ đồ hóa các
CỬA SÔNG SÀI GÒN – ĐỒNG NAI Nước (n=48) Trầm tích (n=48) Sinh vật(n=58) Chiết tách GC/ECD DDT, HCH, aldrin, heptachlor, dieldrin, endrin
Chiết tách pH, EC, TDS, độ
đục, nhiệt độ
GC/ECD
DDT, HCH, aldrin, heptachlor, dieldrin, endrin
pH, TOC, thành Chiết tách Hàm lượng lipit, tuổi,
phần cơ giới khối lượng, kích thước
GC/ECD
DDT, HCH, endosulfan, heptachlor, aldrin, dieldrin, endrin
Đánh giá nồng độ trong sinh vật theo:
▪ Loài
▪ Không gian (vị trí) Đánh giá nồng độ trong môi trường theo: Phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương Phôi, ấu trùng cá medaka
▪ Mùa khô, mùa mưa
▪ Nhóm 1, 2 DDT DDT
LC50, EC50 Tỷ lệ sống/chết RT-PCR
Kính hiển vi
Hình thái phôi
Xác định biểu hiện gen SEM/TEM
Ghi chú: của phôi, ấu trùng
Đánh giá OCPs trong nước, trầm tích
Đánh giá OCPs trong cá và nhuyễn thể hai mảnh vỏ Xác định trên phôi, ấu trùng và gan cá: Đánh giá độc tính DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái ▪ Hình thái bề mặt
Bình Dương, cá medaka ▪ Kích thước bào quan
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
Dư lượng của OCPs ở các tần số và mức độ khác nhau được phát hiện trong các mẫu nước, trầm tích và sinh vật thu thập từ các vị trí ở cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai. Lượng hóa chất BVTV OCPs chính được phát hiện trong tất cả các mẫu thu thập là nhóm HCHs và DDTs. Ngoài ra còn có phân nhóm cyclodien như heptachlor, endosulfan, aldrin, dieldrin và endrin cũng được phát hiện từ các mẫu nước, trầm tích và sinh vật ở khu vực này. Mục tiêu của chương đánh giá hàm lượng các phân nhóm HCHs, DDTs và cyclodien được phát hiện ở các vị trí khác nhau trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai. Kết quả báo cáo theo sự biến đổi theo thời gian, không gian, cùng với nguồn gốc ô nhiễm tiềm ẩn của các OCPs trong khu vực nghiên cứu. Đồng thời thử nghiệm độc tính của hóa chất DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương và cá medaka.