Tại Việt Nam, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh nhu cầu phát triển cả về quy mô, tốc độ của dịch vụ logistics.
thích và áp dụng các quy định của luật về hoạt động logistics có nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi. Bởi vậy, nhà nước làm những việc sau đây để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp:
-Xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics, tạo cơ sở cho một môi trường logistics minh bạch.
-Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Luật thương mại trong đó có quy định về dịch vụ logistics.
-Sửa đổi những bất hợp lý trong phân cấp quản lý và thủ tục giấy phép của các Bộ, Ngành khác nhau để tạo điều kiện cho dòng lưu chuyển hàng hóa được thông suốt.
-Phân loại hoạt động quản lý nhà nước về logistics thành hai loại sau: hoạt động logistics truyền thống và e-logistics. Đồng thời, ban hành các chính sách linh hoạt phù hợp với hoạt động thương mại cụ thể. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, nếu cần có thể chỉnh sửa luật trong nước để điều tiết quan hệ logistics theo thông lệ quốc tế.
-Bổ sung quy định về thẩm quyền quản lý dịch vụ logistics nhằm bảo đảm sự kiểm soát hoạt động này từ phía cơ quan nhà nước, đồng thời tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
-Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động cung ứng dịch vụ logistics.
-Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics.