Nhà nước cần có những biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế:
- Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Mở rộng kết nối hạ tầng logistics nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh; nâng cao kiến thức và năng lực cạnh tranh cho các đơn vị vận chuyển của Việt Nam; tăng cường đầu tư hạ tầng và công nghệ cho các hành lang vận tải trọng điểm; phát triển kết cấu hạ tầng, kết hợp Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.
- Hoàn thiện khung pháp lý: Hoàn thiện khung pháp lý về vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và nước ngoài
- Cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính.
- Tăng cường công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời trong hoạt động logistics.