Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của lĩnh vực logistics. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động của lĩnh vực Logistics, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, phục vụ kết nối cung - cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để lĩnh vực Logistics của nước ta hội nhập với quốc tế.
Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nhân lực ngành logistics ở nước ta không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Lượng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành.. Phần lớn kiến thức mà những người làm logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này.
Trong bối cảnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics, cần triển khai một số vấn đề sau:
Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ban, ngành liên quan tới ngành dịch vụ logistics, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương. Những bộ, ban, ngành này cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để có thể phân định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics nói riêng.
Mở rộng và nâng cấp các chương trình đào tạo hiện có. Việt Nam cần phải mở rộng ngành học logistics tại các trường đại học có các ngành hoặc chuyên ngành liên quan như các trường đại học Luật, Tài chính, Ngoại Thương, Kinh tế, Thương mại, ...
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa các chuyên gia, các nhà quản trị logistics chuyên nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, các doanh nghiệp có nhu cầu cao về logistics và các trường đại học có các chuyên ngành liên quan đến logistics.
Tiếp tục phát huy vai trò của các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn được thực hiện bởi các viện, trung tâm, hiệp hội và các công ty đào tạo. Trước hết, động viên các tổ chức này có kế hoạch hợp tác đào tạo với các chuyên gia hoặc tổ chức nước ngoài tại các quốc gia có ngành dịch vụ logistics phát triển mạnh và hoạt động hiệu quả.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với đà phát triển của nền kinh tế hàng hóa, logistics đang trở thành một trong những nhân tố chính để xác định tính cạnh tranh của một nền kinh tế , các hoạt động logistics càng đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau . Số lượng các tổ chức giao nhận tăng nhanh và ngày càng nhiều trên thế giới. Để kết nối giao thương giữa các quốc gia đặc biệt là trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hang không thì các công ty Logistics cần chú trọng hơn nữa vào việc quản trị quy trình giao nhận hang hóa bằng đường hang không nhằm mục đích vận chuyển hàng thuận lợi, mở rộng hơn, an toàn và tiết kiệm hơn.
Với việc nghiên cứu đề tài “Quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng
đường hàng không của công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam” dưới sự quan
tâm, chỉ bảo của các cô chú, anh chị nhân viên, em đã được học và trải nghiệm nhiều điều bổ ích qua những tình huống tác nghiệp thực tế; từ đó có những phát hiện, so sánh, đánh giá giữa kiến thức được học tại nhà trường với những nghiệp vụ được giao tại công ty. Em hy vọng khóa luận của em có thể đóng góp được một phần nhỏ bé trong việc phân tích những thành công, hạn chế còn tồn tại trong việc quản trị quy trình giao nhận hàng hóa của công ty Airseaglobal Việt Nam nói riêng và công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế trong nước nói chung. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao vị thế của các công ty trên thị trường và thúc đẩy sự phát triển cũng như quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình
1. PGS.TS Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản chính trị hành chính, Hà Nội.
2. Phạm Mạnh Hiền (2010), Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội.
3. Th.S Vũ Anh Tuấn (2014), Slide bài giảng môn giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế.
4. Bộ môn quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (2015), Giáo trình quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế, Trường Đại học Thương mại, Khoa Thương mại quốc tế.
II.Các loại báo, tạp chí
1. Báo hải quan
2. Tạp chí Thương mại
III. Website
1. Công ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam: http://airseaglobal.com.vn 2. Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương: http://www.moit.gov.vn
3. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam: http://www.vla.info.vn
4. Tổng cục Hải quan Việt Nam: http://www.customs.gov.vn
IV. Tài liệu tại doanh nghiệp
1. Phòng kế toán - Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2019), Báo cáo tài chính năm 2017 – 2019.
2. Phòng vận hành - Công ty Cổ phần Airseaglobal Việt Nam (2019), Báo cáo tình hình đội ngũ nhân viên năm 2017 – 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******** ********
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: T.S Lê Thị Việt Nga
Đơn vị công tác: BM Quản trị tác nghiệp TMQT – Đại học Thương Mại Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoa Phương
Mã sinh viên: 16D130197 Lớp HC: K53E3
Tên đề tài: Quản trị quy trình nhận hàng thiết bị y tế bằng đường hàng không của công ty cổ phần Airsealglobal Việt Nam
Sau quá trình hướng dẫn sinh viên Nguyễn Hoa Phương thực hiện khóa luận, tôi có nhận xét như sau:
1. Quá trình thực hiện khóa luận của sinh viên
……… ……… ………
2. Chất lượng của khóa luận
……… ……… ………
3. Kết luận
- Tôi ……… để sinh viên Nguyễn Hoa Phương nộp khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn