Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty TNHH Microsoft

Một phần của tài liệu Giải pháp hòan thiện công tác quản trị nhân lực cho công ty trách nhiệm hữu hạn microsoft việt nam (Trang 84 - 89)

Microsoft Việt Nam

3.2.1. Phân tích công việc

a. Cơ sở của giải pháp

Như đã phân tích ở trên nội dung của phân tích công việc rất quan trọng trong công tác quản trị nhân lực. Nó giúp hiểu rõ công việc cũng như những yêu cầu cần thiết đối với công việc, thông qua việc làm rõ này sẽ hỗ trợ cho công tác tuyển dụng được hiệu quả hơn.

b. Nội dung giải pháp

- Nâng cao kỹ năng cho cán bộ nhân viên làm công tác này bằng việc cho đi học thêm chuyên môn hoặc mời chuyên gia nhân sự tham vấn.

- Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với từng vị trí công việc

trong các phòng ban.

- Kết hợp bản mô tả công việc và bảntiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc để tránh tình trạng quá nhiều văn bản giấy tờ.

c.Dự tính kết quả giải pháp

- Giúp cho người lao động hiểu rõ những nội dung công việc cần phải

làm

- Hỗ trợ tốt hơn cho công tác hoạch định nhân lực và tuyển dụng nhân

lực khi xác định được chính xác nhu cầu tuyển dụng và xây dựng được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc.

- Giảm bớt được thủ tục giấy tờ khi xây dựng các nội dung công việc

3.2.2. Hoạch định nhân lực

a. Cơ sở của giải pháp

Hoạch định nhân lực là cơ sở để xác định đúng được nhu cầu nhân lực hiện tại cũng như trong tương lai của công ty.

b. Nội dung giải pháp

- Xác định đúng nhu cầu nhân lực thông qua việc phân tích công việc và phân tích năng lực nhân lực hiện tại. Có thể sử dụng một số bài kiểm tra hay đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc của nhân viên để xác định được năng lực của nhân viên xem họ có thể đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại hay không. Bên cạnh đó, dựa vào chiến lược kinh doanh, phân tích thị trường để xác định số lượng nhân lực thật sự cần thiết, tránh gây lãng phí cho công tác tuyển dụng.

- Áp dụng các yếu tố công nghệ giúp quá trình phân tích các nhân tố cần thiết như nhân lực và các nguồn lực đạt hiệu quả cao.

c. Dự tính kết quả của giải pháp

- Hoạch định đúng sẽ tiết kiệm các chi phí trong tương lai, giúp công ty phát triển đúng mục tiêu chiến lược.

3.2.3. Tuyển dụng nhân lực

a. Cơ sở của giải pháp

Một công ty phát triển thì công tác tuyển dụng nguồn nhân lực vững mạnh đầy đủ kỹ năng làm việc, văn hóa tốt, thái độ tốt trong quá trình làm việc là một vấn đề rất quan trọng.

Trong những năm gần đây, tuyển dụng tại công ty thực hiện khá tốt nhưng công ty vẫn chưa có biện pháp tuyển dụng thu hút được nhiều nhân sự có chuyên môn và kỹ năng cao từ bên ngoài.

Để công tác tuyển dụng được tốt hơn công ty cần mở rộng nguồn tuyển dụng và bước phỏng vấn cần nâng cao hơn. Vì trước giờ, công ty chỉ ưu tiên tuyển dụng nội bộ nên các nhân tài, ứng viên tiềm năng chưa được biết. Do đó, cần nâng cao bước thông báo và phỏng vấn.

b. Nội dung giải pháp

- Đăng thông báo tuyển dụng trên các báo có nhiều độc giả như Tuổi trẻ,

báo Thanh Niên, các website www.timviecnhanh.com, www.vieclam24h.vn, www.vietnamworks.com.

- Sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên cung cấp, tư vấn, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp.

- Cấp học bổng với sinh viên khá giỏi để sau khi tốt nghiệp sẽ về thực tập và làm việc tại công ty.

- Tham gia các hội chợ giới thiệu việc làm, hướng nghiệp để tìm hiểu và phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai của lao động.

- Công ty nên đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là nguồn tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài công ty cho các chức vụ quản trị. Việc tuyển dụng các chức vụ quản trị từ bên ngoài công ty sẽ làm cho các cán bộ hiện thời của công ty phải năng động sáng tạo hơn nữa để ganh đua với những người từ

bên ngoài.

- Trước khi tiến hành tuyển dụng nhân sự công ty nên dựa vào tình trạng thực tế của mình. Việc tuyển dụng nhân sự phải được tiến hành công khai, công

bằng giữa các cá nhân tham gia vào việc tuyển dụng.

- Hội đồng phỏng vấn, cụ thể là người phỏng vấn cần nâng cao nghiệp vụ, kiến thức tuyển dụng, tránh có sự thiên vị, thiếu công bằng trong công tác tuyển dụng cũng như đánh giá nhân sự.

c. Dự tính kết quả giải pháp

Công tác tuyển dụng đạt hiệu quả giúp công ty có đủ nhân lực làm việc cũng như mở rộng mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thu hút và giữ chân được các nhân tài, đồng thời nâng cao vị thế của công

ty trên thị trường do có nhiều nhân tài đóng góp công sức giúp công ty phát triển hơn

3.2.4. Bố trí nhân lực

a. Cơ sở của giải pháp

Trong công tác quản trị nguồn nhân lực, công ty cần phải quan tâm công tác bố trí nhân lực. Bố trí cần đúng người, đúng việc phù hợp với khả năng của người lao động.

b. Nội dung giải pháp

- Phòng nhân sự cần phải kết hợp Ban giám đốc đưa ra định hướng cho nhân viên. Công tác định hướng cần thực hiện thường xuyên, liên tục nhất là trong những đợt tuyển dụng bổ sung nhân lực.

- Kiểm trarà soát lại toàn bộ hệ thống nhân sự từ các phòng ban để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Tìm ra tất cả các lỗ hổng để khắc phục, điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu trên.

- Xác định nguồn nhân lực hiện tại, phân loại, sắp xếp nếu bộ phận nào chưa vững nghiệp vụ, thiếu kỹ năng chuyên môn phải đào tạo lại và tổ chức kiểm tra định kỳ.

- Đưa ra các chính sách thăng tiến đề bạt thích hợp để người lao động có động lực thực hiện tốt công việc của mình.

- Các nội dung định hướng, thời gian phải được xác định rõ ràng và được lập thành chương trình, in thành văn bản gửi tới mọi thành viên trong công ty.

- Các nhà lãnh đạo trực tiếp cần tham gia các chương trình định hướng của

công ty.

- Đề bạt những nhân viên, cán bộ có tài năng vào các vị trí tương xứng, có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, công bằng.

- Thuyên chuyển nhân lực một cách khoa học nhằm tránh sự nhàm chán trong công việc và tận dụng được nguồn nhân lực nội bộ. Ngoài ra còn làm tăng thêm kinh nghiệm làm việc cho người lao động

- Kết hợp sử dụngcác thông tin bằng miệng và các thông tin bằng văn bản

- Công ty hàng năm nên hoạch định nguồn nhân lực, việc hoạch định thường xuyên sẽ giúp công ty đảm bảo mục tiêu “đúng người, đúng việc”

c. Dự tính kết quả giải pháp

- -Bố trí được đúng người, đúng việc sẽ nâng cao năng suất lao động tại công ty

- -Người lao động yên tâm làm việc, hứng khởi khi làm việc phù hợp với khả năng

- -Tránh tình trạng nhảy việc nghỉ việc do công việc chưa phù hợp với năng lực của người lao động.

3.2.5. Đánh giá thực hiện công việc

a. Cơ sở giải pháp

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động là một hoạt động rất quan trọng trong quản trị nhân lực, nó giúp cho Microsoft Việt Nam có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo - phát triển, nâng lương, khen thưởng.

Đạt được mục tiêu này sẽ giúp nhà quản trị xử lý được các tồn tại trong tất cả các nội dung công tác của quản trị nhân lực như: bố trí, sắp xếp lao động hợp lý chưa; cần đào tạo gì thêm không; công tác lương thưởng, đãi ngộ đi theo đó; làm cơ sở cho việc quy hoạch cán bộ kế cận. Điều này góp một phần quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty.

Đánh giá nănglực thực hiện công việc của người lao động nhằm:

- Nâng cao khả năng thực hiện công việc và cung cấp các thông tin phản hồi cho người lao động biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với những người lao động khác.

- Giúp người lao động tự điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong quá trình làm việc nhằm nâng cao và hoàn thiện hiệu quả công tác.

- Kích thích, động viên người lao động thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Đồng thời qua đó cũng cung cấp cho Lãnh đạo Microsoft Việt Nam biết được các thông tin về khả năng thăng tiến của mỗi người lao động để làm cơ sở cho việc đào tạo, trả lương, khen thưởng, thuyên

chuyển ngườì lao động, cải tiến cơ cấu tổ chức,v.v…

- Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động với các cán bộ quản lý lãnh đạo, giữa cấp trên và cấp dưới…

Giải pháp này sẽ khắc phục các hạn chế trong công tác quản trị nhân lực tại Microsoft Việt Nam đã nêu ở trên như:

- Chưa xác định được điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ công nhân viên do chưa có sự đánh giá theo một tiêu chuẩn cụ thể.

- Chưa có tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công nhân viên do đó chưa tạo được sự công bằng trong môi trường làm việc tại Microsoft Việt Nam. Đánh giá nhân sự là một công tác quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn được cả xã hội quan tâm. Trong xã hội hiện nay, chính sách đánh giá nhân sự còn nhiều bất hợp lý, nhiều nơi người lao động chưa được đánh giá và sử dụng một cách thoả đáng đối với những cố gắng và kết quả thực hiện công việc mà họ đã cống hiến cho Doanh nghiệp. Muốn làm chủ được đội ngũ nhân việc có năng lực, có trình độ kỹ thuật cao, sự nhiệt tình và lòng trung

thành với Doanh nghiệp không còn cách nào khác phải có một sự đánh giá thật công bằng và xứng đáng đối với những người đã cống hiến cho Doanh nghiệp. Ngược lại những người làm thiếu trách nhiệm, chây ỳ, năng suất lao động thấp vẫn có kỷ luật vật chất và hình thức phạt nghiêm khắc.

- Công tác lương thưởng chưa khuyến khích được người lao động tích cực, người lao động yếu kém chưa cố gắng vươn lên. Đãi ngộ về mặt vật chất và tinh thần đều có vai trò quan trọng và kích thích con người làm việc hăng say trong công việc, có trách nhiệm với chính mình, với công việc, với đồng nghiệp và với chung cả doanh nghiệp. Do vậy để phát huy được mọi tiềm năng, năng lực của cá nhân và sức mạnh tổng hợp cho cả Doanh nghiệp. Microsoft Việt Nam đã có được quy chế trả lương dựa theo mức độ hoàn thành công việc do đó để quy chế trả lương trên phát huy được hiệu quả của nó thì công việc đánh giá năng lực của người lao động phải được đặt lên hàng đầu.

b. Nội dung giải pháp

+ Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc phù hợp cho cácvị trí công việc

+ Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với từng vị trí công việc cũng như người thực hiện công việc.

+ Việc đánh giá hạn chế không nên để một người đánh giá mà nên có sự đánh giá của các đồng nghiệp để tăng tính chính xác, minh bạc và công bằng,

trách ý kiến chủ quan, thiên vị

c. Dự kiến kết quả giải pháp

- Tạo được sự đánh giá thống nhất, công bằng trong toàn Microsoft Việt Nam. Giúp cho công, nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc của họ so với nhiệm vụ được giao và so với các công, nhân viên khác. Tạo được niềm tin trong cán bộ công nhân viên, khuyến khích được những cố gắng của người lao động.

- Giúp cho công, nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc.

- Giúp cho Microsoft Việt Nam làm tốt công tác kích thích, động viên

nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ. Cung cấp

các thông tin cho Microsoft Việt Nam làm cơ sở cho các vần đề: xác định nhu cầu nhân lực (qua đánh giá tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong cán bộ công

nhân viên); đào tạo phát triển nâng cao; đào tạo bổ sung để khắc phục các khuyết điểm; trả lương, thưởng một cách công bằng hơn;

- Tạo được cơ hội cho tất cả các cán bộ công nhân viên thể hiện sự mong muốn, khả năng cống hiến, bộc lộ pháthuy được tài năng của bản thân.

Một phần của tài liệu Giải pháp hòan thiện công tác quản trị nhân lực cho công ty trách nhiệm hữu hạn microsoft việt nam (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)