nguồn vốn ngân sách nhà nước
Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu cũng là phương thức hiệu quả để chủ đầu tư có thẻ lựa chọn đơn vị/ nhà thầu phù hợp nhất dựa trên khả năng tốt nhất cùng mức giá hợp lí nhất. Đặc biệt trong các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, điều này càng cần thiết vì nguồn tiền thực hiện dự án không thuộc sở hữu của cá nhân cụ thể nào, việc kiểm soát sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó không đơn giản và cần những biện pháp như đấu thầu. Tuy hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập từ nhiều phía dẫn đến sự áp dụng tuỳ tiện của các chủ đầu tư và các nhà thầu, không ít địa phương, đơn vị vẫn chủ động, sáng tạo trong cách thức triển khai, đạt được nhiều thành công trong công tác quản lý đấu thầu, mang lại bài học cho nhiều đơn vị khác áp dụng. Một số cái tên có thể kể tới như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình,…
Sự khoa học trong công tác chuẩn bị đấu thầu các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước ở Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh có thể được áp dụng tại Sở Công Thương Hà Nội. Khi chuẩn bị mở thầu, tất cả các công đoạn chuẩn bị được tổ chức rất rõ ràng, bài bản. Đồng thời, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh sử dụng linh hoạt những ứng dụng về công nghệ thông tin trong quản lý dự án, góp phần khai thác tối đa năng lực của hệ thống quản lý, nâng cao sự an toàn và tiện lợi cho
24 cán bộ dự án; góp phần tự động hóa công tác quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng ban chức năng.
Một địa phương cũng được biết đến với nhiều nỗ lực cải thiện hiệu quả công tác quản lý, hoạt động của cơ quan nhà nước là thành phố Đà Nẵng. Theo thống kê trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong năm 2019, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có 498 gói thầu thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, tăng gần 3 lần so với cả năm 2018 (498/167 gói thầu). Tổng giá gói thầu được duyệt là 1.260 tỷ đồng; qua đấu thầu, tổng giá trị trúng thầu là 1.076 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm bằng hình thức đấu thầu qua mạng trung bình là 14,6 %, tăng hơn so với năm 2018 (14,6%/10,21%). Kết quả này đạt được nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên gồm: chủ đầu tư/bên mời thầu, nhà thầu, các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động mua sắm công. Thành phố Đà Nẵng luôn chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, phân loại dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách tại địa phương theo Chỉ thị số 2196/CT- TTg, đồng thời lập danh mục các dự án chi tiết. Sau đó, Thành phố sẽ xem xét các dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển dự án ở của địa phương, các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời hạn quy định của pháp luật để thu hồi, tạm dừng hoặc điều chỉnh dự án, chỉ thực hiện mở thầu khi đã chắc chắn về tình khả thi của dự án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Cuối cùng, hoạt động quản lí và cải thiện chất lượng đấu thầu tại một thành phố đang nỗ lực phát triển như Quảng Bình cũng có nhiều tín hiệu khả quan. Theo số liệu báo cáo năm 2020, Quảng Bình đã tổ chức lựa chọn 2.920 gói thầu, trong đó: Đấu thầu rộng rãi 263 gói, chỉ định thầu 2.268 gói, chào hàng cạnh tranh 249 gói, mua sắm trực tiếp 06 gói, tự thực hiện 104 gói, tham gia thực hiện của cộng đồng 30 gói. Tổng giá gói thầu là 3.534.816 triệu đồng, tổng giá trúng thầu là 3.348.761 triệu đồng, tổng giá trị tiết kiệm qua lựa chọn nhà thầu là 186.055 triệu đồng (tương đương 5,26%). Đặc biệt, tỉnh cũng đã tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng với 371 gói thầu (tăng 279 gói thầu so với số lượng gói thầu được thực hiện đấu thầu qua mạng năm 2019). Tổng giá gói thầu được duyệt là 1.628.782 triệu đồng, tổng giá trúng thầu là 975.185 triệu đồng, tổng giá trị tiết kiệm qua lựa chọn nhà thầu là 53.579 triệu đồng (tương đương 5,21%). Trong đó có 176 gói thầu áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, 195 gói thầu áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là chào hàng cạnh tranh. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được áp dụng chủ yếu là phương pháp giá thấp nhất. Với việc triển khai thực hiện phương thức đấu thầu qua mạng là một trong những mặt tích cực đối với công tác triển khai đấu thầu qua mạng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu đã
25 được nâng lên đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, tiết kiệm một phần ngân sách cho địa phương, đem đến hiệu quả cao hơn trong đầu tư phát triển, mua sắm công; đồng thời góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính của Quảng Bình.
Bên cạnh những tấm gương tích cực, cũng có không ít những trường hợp vi phạm trong công tác đấu thầu đã được phát hiện, mang lại bài học sát sườn cho các đơn vị; cụ thể có thể nhắc tới trường hợp đấu thầu gói thầu về chuẩn hoá, số hoá tài liệu, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 và 2017 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.Với trường hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, rủi ro chính của họ là vấn đề thực thi trách nhiệm của bên mời thầu theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo minh bạch, cạnh tranh. Khi có người can thiệp vào quá trình thực hiện đấu thầu, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã vi phạm trách nhiệm của bên mời thầu khi dừng thầu gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định luật Đấu thầu; đưa thêm yêu cầu cập nhật công nghệ số hóa đã được thực hiện trong quá trình thí điểm (mặc dù kết quả thí điểm không đạt yêu cầu)… để sửa đổi hồ sơ mời thầu. Vụ án này đã để lại bài học thực tế cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu thầu, đặc biệt cho Sở Công Thương Hà Nội. Thứ nhất, cán bộ chuyên môn thực hiện việc đấu thầu phải hiểu đúng, nắm rõ, nắm chắc quy định pháp luật, biết đúng sai để tham mưu cho lãnh đạo. Thứ hai, các cơ quan cần có thiết chế kiểm soát quyền lực như hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Các hoạt động này phải được tổ chức độc lập, với cơ chế nhiều lớp, diễn ra định kì. Quan trọng nhất chính là các lãnh đạo, tổ chức chính quyền, Đảng cần lưu ý phát triển xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, khuyến khích trao đổi, ý kiến, để tránh tình trạng cấp dưới thỏa hiệp theo cái sai, ý chí sai từ bên ngoài hoặc bên trên, dẫn tới các hành động trái pháp luật, đem lại thất thoát cho ngân sách nhà nước.
26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương I đã hệ thống lại cơ sở lý luận về công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trước tiên, luận văn đưa ra các khái niệm liên quan đến công tác đấu thầu dự án có nguồn ngân sách nhà nước như: dự án, nguồn ngân sách nhà nước, đấu thầu. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. Nguồn ngân sách nhà nước bao gồm: nguồn vốn từ trái phiếu, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn vốn thu từ quỹ Nhà nước được thu từ tín dụng đầu tư phát triển… Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước. Bên cạnh nêu ra các khái niềm về đấu thầu, luận văn còn đề cập đến vai trò và các hình thức đấu thầu. Tiếp theo, luận văn nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô. Ngoài ra, luận văn còn hệ thống nhằm học hỏi một số kinh nghiệp thực hiện công tác đấu thầu của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phồ Hà Nội.
27
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI