Quy định thực hiện công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 44 - 45)

vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội

Luật đấu thầu năm 2013 có quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu với việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cho 7 loại hình dự án. Tại Sở Công Thương Hà Nội, các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nằm trong loại hình “Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập”, hay gọi là “nhiệm vụ chi thường xuyên”.

2.2.1 Quy định thực hiện công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội

Căn cứ trên Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các thông tư liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành văn bản số 2140/SCT-KHTCTH ngày 25/5/2020 hướng dẫn các phòng và đơn vị trực thuộc Sở quy trình lựa chọn nhà thầu. Dựa trên thực tế các dự án của Sở, văn bản này lựa chọn, tóm tắt phạm vi áp dụng, điều kiện và quy trình tiến hành thủ tục lựa chọn nhà thầu cho 6 hình thức đấu thầu, bao gồm:

34 - Quy trình chỉ định thầu thông thường

- Quy trình chỉ định thầu rút gọn

- Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường - Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

- Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ - Quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ Các bước trong quy trình đều tuân theo các quy định của Chính phủ nên các phòng chuyên môn đã tuân thủ đúng các bước, được kiểm tra, thanh tra định kì để đảm bảo. Văn bản hướng dẫn của Sở có tác dụng tóm tắt lại quy trình để phòng chuyên môn dễ nắm bắt và tiện lợi trong quá trình rà soát, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Một số khó khăn có thể kể tới như: quy trình chưa nêu cách xử lí các sự cố đấu thầu thường gặp nên gây lúng túng khi thực hiện; việc phân cấp còn phức tạp, yêu cầu hiệu quả phối hợp cao nên trên thực tế lại làm chậm tiến độ; quy trình đã rõ từng bước nhưng chưa ban hành kèm các văn bản mẫu (tờ trình, dự thảo quyết định, biên bản thương thảo, hợp đồng) để sử dụng nên hay sai sót, phải chỉnh sửa nhiều lần ở bước kiểm duyệt; chưa có các hoạt động tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên viên một cách chính thức. Những khó khăn nay sẽ được phân tích chi tiết tại phần 2.2.3.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 44 - 45)