Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 77 - 82)

Hình 2. 1. Nguyên nhân các hạn chế của công tác đấu thầu

a. Thứ nhất, do năng lực của chủ thầu và tư vấn thầu

Đầu vào của cán bộ phòng chuyên môn không phải chuyên về đấu thầu (do không có trường đào tạo chuyên nghiệp). Vì vậy, những kinh nghiệm đấu thầu chủ yếu được truyền đạt lại cho những cán bộ mới qua các hướng dẫn và giải thích vướng mắc trên công việc hàng ngày. Thực tế cho thấy các cán bộ trong Sở đã cố gắng khắc phục vấn đề này bằng các lớp đào tạo ngắn hạn, song hiệu quả thường không cao. Các lớp đào tạo thường tập trung về các dự án đầu tư, xây dựng phức

67 tạp, không phù hợp với tính chất các dự án tại Sở. Một số lớp được tổ chức mang tính chất hình thức, chưa thực chất nên dù học xong, học viên vẫn chưa nắm vững và chủ động áp dụng được quy trình, thủ tục. Đặc biệt khi có xảy ra tình huống thì lúng túng, không biết cách xử lí, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ các bên cũng như tiến độ công tác vào thầu.

Phòng chuyên môn không đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện đấu thầu nên cần thuê đơn vị tư vấn thầu và đơn vị tư vấn thẩm tra thầu. Việc này dẫn tới phát sinh thêm công đoạn, phụ thuộc vào một đơn vị bên ngoài, đặc biệt mất thời gian khi có các vấn đề phát sinh. Một số chuyên viên triển khai chưa sát sao, chưa làm tròn trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện.

Thêm vào đó, khi thực hiện chương trình, chuyên viên triển khải chưa nghiên cứu kĩ hoặc chưa có kinh nghiệm về yêu cầu cũng như độ khó của dự án, ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng hồ sơ yêu cầu.

b. Thứ hai, do công tác quản lý, phối hợp giữa các các thành phần chưa chặt chẽ

Sự phân công công việc trong quy trình thực hiện đấu thầu chưa hợp lý dẫn tới nhiều khúc mắc, dồn ứ công việc khi triển khai, phối hợp giữa Dự toán của phòng chuyên môn. Ví dụ, dự toán được duyệt bởi kế toán cấp 1 tại phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp, sau đó phòng chuyên môn tiến hành đấu thầu, triển khai, nghiệm thu. Quá trình nghiệm thu và thanh toán được duyệt bởi kế toán cấp 2 tại Văn phòng Sở. Việc phân tách hoàn toàn giữa kế toán cấp 1 (duyệt dự toán) và kế toán cấp 2 (nghiệm thu thanh toán) dẫn tới việc một số nội dung khi duyệt dự toán được thông qua, nhưng tới khi nghiệm thu thì không được thanh toán (do cách xây dựng dự toán và yêu cầu thực tế triển khai khác nhau)

c. Thứ ba, do các văn bản quy định, hướng dẫn để áp dụng trong quá trình đấu thầu chưa rõ ràng và thống nhất.

Luật đấu thầu còn có một số vấn đề chưa rõ ràng, tạo kẽ hở để cho các sai phạm, hoặc những người thiếu kinh nghiệm mắc lỗi. Các văn bản Pháp luật còn chồng chéo nhau nên việc thực hiên rất nhiều khó khăn. Ví dụ, có một số chương trình được xây dựng từ đầu năm 2020 liên quan tới ứng dụng công nghệ thông tin như làm website, xây cơ sở dữ liệu. Những chương trình này không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của Sở nên khi thực hiện cần xin ý kiến và hướng dẫn của nhiều bên (cụ thể là Sở Thông tin – Truyền thông và Sở Tài chính). Bản thân quy trình và yêu cầu cho các bước phối hợp này chưa được công khai, hướng dẫn rõ ràng,

68 dẫn tới dự án chậm 1-2 năm chưa được quyết định hình thành do phải làm đi làm lại các bước hoặc chậm các hạn ghi vốn của Thành phố.

Những bất cập trong hướng dẫn xây dựng và duyệt dự toán cũng là lý do chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ duyệt dự toán tại Sở Công thương. Các dự toán phải có căn cứ rõ ràng, hoặc dựa trên các định mức tài chính theo văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng, hoặc dựa trên báo giá thị trường (nếu không có định mức sẵn). Ngoài ra còn do sự chồng chéo và hướng dẫn chưa thực tế từ các quy định khiến quá trình điều chỉnh dự toán để khớp với mục tiêu thực hiện mất nhiều thời gian. Ví dụ, đơn vị duyệt vốn của Bộ Công thương cho phép áp dụng mức hỗ trợ 100%, trong khi đơn vị duyệt vốn của Sở Công thương chỉ cho phép áp dụng mức hỗ trợ 70%, do sử dụng căn cứ khác nhau. Các nội dung tuyên truyền báo chí được quy định hỗ trợ 100%, nhưng thông tư hưỡng dẫn riêng của Bộ Công thương dành cho Chương trình công nghiệp hỗ trợ lại quy định các nội dung tuyên truyền báo chí chỉ được nhà nước hỗ trợ 70%.

d. Thứ tư, do năng lực nhà thầu tham dự đấu thầu.

Các gói thầu tại Sở Công thương chưa thu hút được nhiều nhà thầu có năng lực cao về chuyên môn, nhân sự, kinh nghiệm, … Việc ít nhà thầu tham gia giảm thiểu sự cạnh tranh tích cực của việc đấu thầu, và có thể hạn chế khả năng tiết kiệm ngân sách. Khi mở thầu mà chỉ có một nhà thầu tham gia sẽ hạn chế sự lựa chọn đơn vị trúng thầu, gói thầu không có tính cạnh tranh. Việc chỉ có một nhà thầu tham gia cũng nói lên hai vấn đề. Trước hết đó là tính hấp dẫn của gói thầu chưa cao. Bên cạnh đó là việc quảng bá, truyền thông, đấu thấu công khai còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà thầu cùng tham gia.

Bên cạnh đó, có một số nhà thầu dù đã trúng thầu nhưng sau đó khi khảo sát lại không thực hiện được nên đã gửi công văn hủy thầu. Việc một nhà thầu đã trúng thầu lại có công văn xin hủy thầu, đặc biệt là khi nhà thầu quyết định huỷ thầu sau thời gian kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ của dự án. Lúc này, thời gian không cho phép nên Sở không thể đăng tải mời thầu lại. Chính vì vậy mà dự án không thể thực hiện được mặc dù đã khởi động hoặc/và giải ngân một phần cho các nội dung như thẩm định giá, tư vấn thầu... Điều này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, lãng phí thời gian, chất xám của những người thực hiện dự án.

e. Thứ năm, do thiên tai, dịch bệnh (Sự kiện bất khả kháng)

Về dịch bệnh, chúng ta có thể lấy đại dịch Covid-19 là một dẫn chứng vô cùng tiêu biểu. Đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, đến

69 đời sống của công dân trên toàn thế giới. Để phòng chống đại dịch Covid- 19 nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, cách ly từ 14 đến 21 ngày người đến từ vùng dịch hoặc kiểm soát nghiêm ngặt việc di chuyển. Chính quyền địa phương các cấp đều căng mình ra tổ chức chống dịch nên không có nhiều thời gian giải quyết đối với các công việc khác. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác đấu thầu dẫn đến chậm tiến độ, thậm chí dẫn đến hủy dự án.

Cụ thể trong năm 2020-2021, Sở Công thương đã được phê duyệt nhiều Chương trình, Kế hoạch từ Quý I. Tuy nhiên, thời điểm dịch diễn ra từ tháng 5 tới tháng 8 khiến các chỉ đạo chủ trương chi tiết, ngân sách cụ thể để thực hiện các Chương trình phải tới tháng 7 - tháng 8 mới được ban hành. Từ đây, các phòng chuyên môn mới có căn cứ để thực hiện việc chia dự toán chi tiết và tiến hành các bước để chuẩn bị mở thầu. Việc bắt đầu muộn và đồng thời nhiều dự án khiến công việc tồn đọng, dồn tắc, càng gây ảnh hưởng tới tiến độ triển khai và tính chính xác, hiệu quả của công việc.

Một số nhiệm vụ đặc biệt như tổ chức các Hội chợ giao thương, Hội thảo hội nghị đều chưa có chủ trương rõ ràng của Thành phố, phải tuỳ biến dựa vào tình hình dịch, nên chưa thể triển khai. Dẫn tới các chương trình hỗ trợ, tuyên truyền cho các nội dung chính này cũng phải dừng lại, hoặc đã đấu thấu nhưng phải làm kĩ thương thảo để loại trừ các vấn đề khách quan dẫn tới không thể hoàn thiện khối lượng công việc ban đầu yêu cầu.

70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận được hệ thống ở chương 1 của luận văn, tác giả đi vào tiến hành phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội. Ở đầu chương 2, luận văn đề cập đến các nội dung tổng quan về Sở Công Thương như cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động trong giai đoạn 2018 – 2020, tổng quan về các các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng như quy trình thực hiện công tác đấu thầu các dự án tại Sở Công Thương Hà Nội. Tiếp đó, luận văn đi vào phân tích sâu thực trạng thực hiện công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội. Thông qua phân tích 4 dự án do Sở Công Thương Hà Nội thực hiện công tác đấu thầu, tác giả phân tích quy trình, đánh giá tính hiệu quả của mỗi dựa án để từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm. Từ đó, tác giả nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như: năng lực nhà thầu, thiên tai, dịch bệnh, năng lực quản lý, dự toán, năng lực chủ thầu. Sau khi phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước, luận văn nêu ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại của Sở Công Thương.

71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 77 - 82)