Những hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 97 - 102)

Nghiên cứu này đã đưa ra các nguyên nhân rủi ro ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án tại Sở Công Thương Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định. Đầu tiên nghiên cứu này chỉ thực hiện trên phạm vi một số chương trình hàng năm tại Sở Công Thương Hà Nội. Kết quả nghiên cứu về công tác đấu thầu các dự án này không thể đại diện cho toàn bộ các dự án của Hà Nội, hoặc các dự án của ngành Công thương với các tính chất yêu cầu, hoàn cảnh triển khai khác.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện khảo sát mẫu nghiên cứu, tác giả đã chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp này có ưu điểm ít tốn kém, dễ thực hiện nhưng sẽ làm giảm tính đại diện của kết quả nghiên cứu. Vì vậy, tác giả gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo nên chọn những phương pháp khác để dữ liệu được thu thập có tính đại diện và bao quát cao hơn.

Thứ ba, nghiên cứu cũng mới chỉ ra một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đầu thầu trong đó chủ yếu là các yếu tố đặc thù tại Sở Công Thương như quy trình, con người,... Còn rất nhiều các yếu tố khác chưa được khám phá tác động đến công tác đấu thầu các dự án tại Sở Công Thương Hà Nội. Vì vậy, vấn đề này cũng là hướng mở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Phần đầu chương 3, luận văn đã tổng hợp định hướng phát triển của Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn đến năm 2025 thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương. Dựa vào căn cứ định hướng phát triển này cùng với những đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại sau khi tiến hành phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội, luận văn nêu ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn đến năm 2025. Các giải pháp chính được nêu ra bao gồm: chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đấu thầu cũng như những quy định nội bộ của Sở Công Thương Hà Nội; chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu; tổ chức bộ máy công tác đấu thầu chuyển nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu; thực hiện công tác thẩm định nghiêm ngặt, quyết toán đúng tiền độ, … Ngoài ra, luận văn đề xuất các kiến nghị giúp hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu tại Sở Công Thương Hà Nội.

88

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn vốn ngân sách tại Sở Công Thương Hà Nội”, tác giả rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa các lý thuyết, khái niệm liên quan về dự án, đấu thầu, vốn ngân sách nhà nước. Trong đó tập trung triển khai các nội dung liên quan đến công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Luận văn đã hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước và nêu lên một số kinh nghiệm thực hiện công tác đấu thầu dự án công của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng cũng như bài học từ trường hợp sai phạm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (năm 2016-2017).

Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội. Từ phân tích thực trạng quy trình thực hiện công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nôi, tác giả đã có phân tích, đánh giá và những kinh nghiệm rút ra được về công tác thực hiện đấu thầu. Qua đây, tác giả hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước của Sở Công Thương như: năng lực nhà thầu, thiên tai, dịch bệnh, năng lực quản lý, dự toán, năng lực chủ thầu. Sau khi phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước, luận văn nêu ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại của Sở Công Thương.

Thứ ba, luận văn nêu ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác đấu thầu các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội giai đoạn đến năm 2025. Các giải pháp được nêu ra như: chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về đấu thầu cũng như những quy định nội bộ của Sở Công Thương Hà Nội; chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu; tổ chức bộ máy công tác đấu thầu chuyển nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu; thực hiện công tác thẩm định nghiêm ngặt, quyết toán đúng tiền độ, … Ngoài ra, luận văn đề xuất các kiến nghị giúp hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả công tác đấu thầu trên thực tế.

Tác giả gặp phải một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả chưa nghiên cứu, phân tích và học hỏi

89 kinh nghiệm từ nhiều tỉnh thành khác nhau để có thể rút ra được những so sánh và đánh giá đa dạng hơn. Đồng thời tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu về quy trình thực hiện công tác đấu thấu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước tại Sở Công Thương Hà Nội, do đa phần số liệu về nguồn vốn mang tính bảo mật, nhạy cảm, không công khai và cập nhật cho tới khi kết thúc năm tài khóa.

Tác giả đề xuất các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu phân tích quy trình thực hiện công tác đấu thầu các dự án có nguồn ngân sách nhà nước trên toàn quốc, từ đó so sánh, đánh giá tính hiệu quả trong công tác thực hiện của từng tỉnh thành trên cả nước với những yếu tố tác động đặc thù của mỗi địa phương. Như vậy, nghiên cứu sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, giải pháp thực tế, và chọn lọc những quy trình cách thức hiệu quả để áp dụng cho công tác đấu thầu các dự án của Sở Công Thương Hà Nội.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Đấu thầu.

2. Chỉ thị số 2196/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản.

3. Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. 4. Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư . 5. Sở Công Thương Hà Nội, Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm

2020, 2020.

6. Sở Công Thương Hà Nội, Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2019, 2019.

7. Sở Công Thương Hà Nội, Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2018, 2018

8. Bộ Tài chính, Thông tư 92/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất ban hành ngày 18/09/2017.

9. Nguyễn Ngọc Thành, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.

10.Trần Thái Tuấn, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự án đầu tư ở Ban Quản lý dự án, Tổng cục Hậu cầu – Kỹ thuật, Bộ Công an”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, 2007.

11.Lê Minh Thoa, “Quản lý chi phí các dự án xây dựng lớn sử dụng ngân sách nhà nước ở Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, 2013.

12.Bùi Ngọc Toàn, “Quản lý dự án xây dựng: Thiết kế, đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng”. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Xây dựng, 2020.

13.Phương Vũ, “Kỹ năng nghiệp vụ đấu thầu: Tổng hợp các tình huống vướng mắc thường gặp trong đấu thầu qua mạng. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề về đấu thầu”. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Lao động, 2014.

14.Trường đại học Kinh tế quốc dân, “Quản lý dự án đầu tư”, Hà Nội, Việt Nam: NXB Lao động – Xã hội, 2005.

91

WEBSITE THAM KHẢO

1. Nguyền Hải (2013), Minh bạch hóa hoạt động đấu thầu,

http://baocongthuong.com.vn/minh-bach-hoa-hoat-dong-dau-thau.html, ngày

15/11/2021.

2. Trần Huy Lợi (2015), Chỉ thị thầu rút gọn áp dụng theo quy định mới thế nào?,http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Chi-dinh-thau-rut-

gon- ap-dung-theo-quy-dinh-moi-the-nao/1236.vgp, ngày 3/12/2021.

3. Hà Văn Học (2014), Hỏi về hình thức chỉ định đấu thầu,

http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Hoi-ve-hinh-thuc-chi- dinh-dau-thau/74.vgp, ngày 5/12/2021.

4. Phan Quốc Toản (2016), Hạn mức gói thầu được chỉ định thầu rút gọn,

http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Han-muc-goi-thau- duoc-

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 97 - 102)