Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 70 - 73)

2.3.1.1 Về quy mô và số lượng các gói thầu đã thực hiện

Năm 2020, Sở Công thương đã tiến hành đấu thầu 115 gói (tăng 2% so với năm 2019), với tổng giá gói thầu là 103,242 tỉ đồng (tăng 50,768 tỉ đồng, tương đương 96.8% so với năm 2019) và tổng giá trúng thầu là 102,552 tỉ đồng (tăng 50.527 tỉ đồng, tương đương 97,1% so với năm 2019). Tuy số lượng gói năm 2020 gia tăng không đáng kể, giá trị tổng các gói gần gấp đôi. Giá gói thầu trung bình năm 2020 là 891,7 triệu đồng (tăng 431,36 triệu so với năm 2019, tương đương 93,7%).

Số liệu cho thấy những dự án có quy mô lớn tại Sở Công thương ngày càng tăng, có những dự án được Chính phủ giao với số vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này đòi hỏi sở Công thương phải có trách nhiệm rất lớn trong công tác

60 quản lý vốn, đặc biệt trong công tác đấu thầu. Sự gia tăng về quy mô các gói thầu này thể hiện nhiều điều. Một là sức mạnh kinh tế của Thủ đô được tăng cường nên có nhiều nguồn lực tái đầu tư vào các hoạt động phát triển kinh tế. Hai nhu cầu xây dựng, phát triển, hỗ trợ các hoạt động ngành công thương gia tăng. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt mục tiêu tới năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5-23%. Đây là tín hiệu đi theo đúng định hướng phát triển của Thành phố. Hơn nữa, có thể thấy số lượng và giá trị các gói thầu nhỏ (hình thức chỉ định thầu) không có nhiều thay đổi. Điều đó chứng tỏ có một số ít gói thầu có giá trị vượt trội lớn, mới có thể dẫn tới tổng giá trị các gói thầu tăng trưởng gần 100%. Cụ thể, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bản thành phố Hà Nội mới được khởi động lại từ năm 2018, sau gần 10 năm, có dự toán 15-20 tỉ mỗi năm. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội được khởi động lại từ năm 2018 (sau khi tạm dừng từ 2011) cũng đã được cấp ngân sách 50 tỉ đồng cho giai đoạn 5 năm 2020- 2025. Quy mô này phần nào thể hiện uy tín của Sở Công thương với Thành phố trong việc xây dựng và triển khai các Chương trình, kế hoạch mới. Dự kiến trong năm 2021, tổng ngân sách thực hiện các dự án chi thường xuyên của Sở Công thương ước tính hơn 120 tỉ đồng, tăng 22% so với năm 2020 (số liệu cập nhật tháng 10/2021, sau 2 lần cắt giảm ngân sách của Thành phố để điều chuyển ngân sách cho các hoạt động phòng chống dịch).

Bảng 2. 15. Tổng kết quy mô hoạt động đấu thầu của Sở Công Thương Hà Nội trong 2019 và 2020 (Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Công văn số 130/SCT-KHTCTH ngày 9/1/2020 của SCT HN

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Số gói

thực hiện Giá gói thầu Giá trúng thầu

Giá trúng thầu trung bình/gói 2019 2020 2019 2020 2019 2020 2019 2020 Rộng rãi 10 20 20.825 62.427 20.706 62.012 2.071 3.101 Chỉ định thầu 70 61 8.302 7.147 8.301 7.132 119 117 Chào hàng cạnh tranh 33 34 23.347 33.669 23.017 33.409 697 983 Tổng 113 115 52.473 103.242 52.025 102.552 460 892

61

2.3.1.2 Về đấu thầu qua mạng:

Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Chính phủ đã có tiến độ triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Thông tư số 11/TT-BKHĐT. Một số yêu cầu chính yếu bao gồm:

-Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ yêu cầu các đơn vị có tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng năm 2019 bằng hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu. Năm 2019, Sở Công thương đã vượt mức yêu cầu đó, đạt tỷ lệ 65,12% số lượng gói thầu và đạt 81% tổng giá trị gói thầu bằng hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi.

-Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong đó yêu cầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù. Sở Công thương đã hoàn thành việc nâng chỉ tiêu này từ 86,7% năm 2019 lên 100% vào năm 2020, đáp ứng đúng yêu cầu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

2.3.1.3 Về việc công khai thông tin trong đấu thầu

Trong năm 2019-2020, Sở Công Thương đã thực hiện đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và báo Đấu thầu đảm bảo thời gian theo quy định

2.3.1.4 Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu

Sở Công thương thực hiện phổ biến các văn bản pháp luật mới về đấu thầu cho tất cả các cán bộ công chức biết để thực hiện. Ngoài ra, Sở Công Thương đã ban hành văn bản số 2140/SCT-KHTCTH ngày 25/05/2020 về việc hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà thầu cho các phòng, đơn vị thuộc sở thực hiện.

Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác đấu thầu quyết định lớn đến hiệu quả công tác đấu thầu. Trước kia, cán bộ làm công tác đâu thầu không được học chuyên ngành về hoạt động đấu thầu một cách bài bản, chính quy và các cán bộ này chủ yếu là các cán bộ kế hoạch, ngân sách nên có một số khó khăn. Do đó, sở Công Thương đã tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác đấu thầu tham gia các buổi đạo tạo, tập huấn, các lớp nghiệp vụ để bồi dưỡng kiến thức chuyên

62 môn, nâng cao khả năng xử lý các vấn đề trong công tác đấu thầu, giảm sự phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn đấu thầu, khuyên khích chủ động nghiên cứu và cập nhật thường xuyên các quy định mới về đấu thầu, hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác đấu thầu cũng như triển khai dự án. Năm 2020, Sở Công Thương đã cử 16 cán bộ tham dự lớp nghiệp vụ đấu thầu cơ bản do Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

2.3.1.5 Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo

Kiểm tra - kiểm soát việc thực hiện kế hoạch là một khâu rất quan trọng, không những giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch mà còn có thể thấy được những bất cập, những thiếu sót cần bổ sung trong quá trình thực hiện kế hoạch đã được đề ra. Việc kiểm tra kiểm soát giúp nhà quản lý nhanh chóng phát hiện những chỗ chưa phù hợp để từ đó khẩn trương khắc phục tránh tình trạng thất thoát lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước.

Công tác thanh tra kiểm tra về thực hiện đầu tư và đấu thàu của Sở Công Thương Hà Nội được thực hiện định kỳ hàng năm tổ Pháp chế Thanh tra của Sở Công Thương Hà Nội chủ trì. Trong năm 2020 Sở Công Thương Hà Nội chưa phát hiệu sai phạm nào, các dự án đều được tổ chức quy trình đấu thầu theo quy định (theo Báo cáo tình hình thực hiên đấu thầu của Sở Công Thương Hà Nội gửi Bộ Kế hoạch đầu tư)

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)