Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ngành công thương 5 năm 2021-2025

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 82 - 84)

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển ngành Công Thương Hà Nội

a. Về Công nghiệp:

- Phấn đấu đến năm 2030, Thành phố hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trở thành Thành phố có ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức; là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại của khu vực và quốc tế, là trung tâm công nghệ thông tin của cả nước; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa của sản phẩm công nghiệp; phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tác dụng dẫn đường thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức; tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu.

a. Về Thương mại:

Phấn đấu đến năm 2025, đặt mục tiêu xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn về giao thương và kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á qua các mục tiêu cụ thể như:

- Thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

72

- Khai thác các lợi thế từ các hiệp định thương mại, lợi thế địa kinh tế của Thành phố thông qua phát triển và vận hành trung tâm lưu chuyển hàng hóa, trung tâm logistics cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho thương mại;

- Tạo đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân.

- Khuyến khích các tổ chức kinh doanh dịch vụ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, oulet, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động, trung tâm tài chính thương mại quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia và quốc tế, trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng.

- Phát triển các loại hình phân phối hiện đại và triển khai áp dụng thương mại điện tử, từng bước thiết lập mạng lưới thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

- Hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật, chính sách về phát triển thương mại - dịch vụ; nâng cao vai trò, hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại; đảm bảo sự quản lý thống nhất giữa các ngành và phù hợp Quy hoạch phát triển thương mại, Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô;

- Phát huy mọi nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh, tương xứng với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế quốc gia.

3.1.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành Công Thương Hà Nội giai đoạn 2021- 2025.

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp và xây dựng trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025: 8,5-9,0%;

- Cơ cấu kinh tế năm 2025 trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5- 23,0%;

- Tỷ trọng giá trị công nghiệp chiếm trên 70% giá trị lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong công nghiệp đạt trên 90%.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: khoảng 9,5%.

- Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: 9 - 10%.

73

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 82 - 84)