Kiến nghị về hoạch định và kiểm soát đấu thầu trước thực hiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 96)

Áp dụng phương pháp quản lý phù hợp cho từng loại chương trình, dự án là cách làm cơ bản và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Tất cả các nguồn lực và bảng phân công công việc phục vụ cho chương trình, dự án cần phải được lên kế hoạch một cách chi tiết rõ ràng cho từng giai đoạn cụ thể của chương trình, dự án ngay từ bước chuẩn bị và bắt đầu cho chương trình, dự án. Khi không có một bảng kế hoạch phát triển chương trình, dự án thì các nhà quản lý chương trình, dự án và các lãnh đạo sẽ có cái nhìn rất mơ hồ về các dự án mình đang làm, không thể hình dung được từng công việc sẽ được thực hiện trong bao lâu với đội ngũ nhân sự bao nhiêu và đó chính là nguồn gốc dẫn đến sự trì trệ và thất bại của dự án. Tóm lại, trước khi mở thầu một dự án cần phải có một bảng kế hoạch cụ thể chi tiết để giúp nhà quản lý chương trình, dự án có cái nhìn xuyên suốt toàn bộ dự án, qua đó có thể phán đoán và có kế hoạch dự phòng cho các yếu tố rủi ro sẽ xảy ra và đe doạ tiến trình thực hiện dự án. Trong bối cảnh dịch COVID-19 hai năm gần đây, việc hoạch định này càng trở nên quan trọng. Năm 2021, do không có phương án chuẩn bị trước, Sở đã không dự trù tình huống khi không thể thực hiện các Hội chợ, sự kiện như kế hoạch. Dự toán không thể bổ sung các điều khoản chi cho việc phòng chống dịch, cũng như không có sẵn các dự trù về chủ trương và kinh phí dẫn tới việc nhiều sự kiện và các hoạt động đi theo các sự kiện phải huỷ bỏ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 96)