Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 73 - 77)

2.3.2.1Tỉ lệ tiết kiệm thấp

Trong giai đoạn 2019 - 2020, Sở Công Thương đã thực hiện tổ chức đấu thầu các dự án với tổng giá trị lớn. Tuy nhiên, hiệu quả về chi phí trong công tác đấu thầu còn thấp. Tỉ lệ tiết kiệm tại Sở Công thương chỉ đạt 0,21-0,96%, rất thấp so với tỉ lệ tiết kiệm trung bình của Hà Nội (so sánh về địa phương) và tỉ lệ tiết kiệm trung bình của cả nước trong nhóm gói thầu chi thường xuyên. Cụ thể, trong năm 2020, tổng giá các gói thầu mà Sở đã tổ chức lựa chọn nhà thầu là 103.242,069 triệu đồng, tổng giá trúng thầu là 102.551,945 triệu đồng. Qua đấu thầu giảm được 690,124 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,67%. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu thì đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh đưa đến giá trị tiết kiệm gần như không đáng kể. Cụ thể, theo hình thức đấu thầu rộng rãi thì tỷ lệ tiết kiệm là 0,66%; chỉ định thầu là 0,21% và chào hàng cạnh tranh là 0,77%.

63

Bảng 2. 16. Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu của Sở Công thương năm 2019 – 2020 (đơn vị: %)

Sở Công thương HN Cả nước 2019 2020 2019 Lĩnh vực đấu thầu Phi tư vấn 0,93 0,61 2,25 Tư vấn 0,98 0,96 3,57 Mua sắm hàng hoá 7,33 Hình thức LCNT

Đấu thầu rộng rãi 0,58 0,66 7,53

Chỉ định thầu 0,003 0,21 1,97

Chào hàng cạnh tranh 1,41 0,77 4,91

Nguồn: Công văn số 130/SCT-KHTCTH ngày 9/1/2020 của SCT HN, công văn số 4276/BKHĐT-QLĐT ngày 2/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan quản lý đấu thầu như Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường theo dõi con số này như một tiêu chí đánh giá hiệu quả đấu thầu. Tỉ lệ tiết kiệm thấp có thể cho thấy sự thiếu hiệu quả trong công tác đấu thầu, chưa phát huy toàn diện điểm mạnh và giá trị của biện pháp đấu thầu trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cá nhân tác giả đánh giá tiêu chí này chưa tiêu biểu trong việc phản ánh hiệu quả của công tác đấu thầu.

Tỉ lệ tiết kiệm nhờ đấu thầu phụ có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: (1) Quy mô giá gói: Nếu giá gói có giá trị nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì sẽ áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu này. Khi đó thì tỉ lệ tiết kiềm hầu như bằng 0%.

(2) Tính chất của dự án, các đầu việc chi tiết, ng vật liệu đầu vào để ra sp: - Nếu các hạng mục đầu vào có giá trị gia tăng cao (ví dụ như là các sản phẩm công nghệ, phần mềm, sản phẩm nhiều giá trị kinh nghiệm hoặc chuyên gia) thì nhà thầu có nhiều khả năng để cạnh tranh về giá. Nếu trong trường hợp các hạng mục đã được niêm yết giá, hoặc có định mức thì tầm giá đã được cố định, khiến khoảng giao động giá để cạnh tranh giảm giảm xuống.

- Bản thân các hạng mục được thực hiện tại Sở Công Thương đều đã trải qua quá trình duyệt dự toán chi tiết, trong đó các hạng mục phải tuân theo hạn mức được phê duyệt bởi Sở Tài chính hoặc báo giá cạnh tranh. Trên thực tế những hạn mức này cũng đã thấp hơn giá thị trường, nên cũng không đơn giản cho các nhà

64 thầu để có thể bỏ giá thấp hơn.

(3) Số lượng và chất lượng hồ sơ dự thầu

- Số lượng: khi càng có nhiều nhà thầu tham dự, khả năng có cạnh tranh giá và có thể có kết quả giá trúng thầu thấp hơn sẽ tăng lên. Số liệu 9 tháng năm 2020 cho thấy có 38% gói thầu chỉ có một nhà thầu tham dự và tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp nhất với 2,24%; 18% gói thầu có 2 nhà thầu, tỷ lệ tiết kiệm nhích lên 5,56%; 9% gói thầu có 3 nhà thầu tham dự, tỷ lệ tiết kiệm vọt lên 10,57%; tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là 15,93% thuộc về những gói thầu có nhiều hơn 3 nhà thầu tham dự, chiếm 35%.

- Chất lượng: với các gói thầu có nhiều yêu cầu phức tạp, nhà thầu có thể phải qua vòng về kĩ thuật rồi mới tới cạnh tranh về giá, nên kể cả nhà thầu có giá thấp chưa chắc đã được xem xét tới.

(4) Năng lực và độ công minh của tổ thẩm định kết quả: các hoạt động liên quan tới con người đều có thể có yếu tố này.

Như vậy tỉ lệ tiết kiệm chưa cao có thể có hai ý nghĩa: một là công tác thiết kế và lập dự toán được các chủ đầu tư thực hiện rất tốt, dự toán đưa ra đã rất sát giá thị trường, nên dù có đấu thầu cũng không thể giảm nhiều; hai là có gì đó khuất tất trong quá trình đấu thầu và xét chọn thầu.

Để có thể nâng cao tỷ lệ tiết kiệm thầu một cách thực chất, các đơn vị quản lý và đơn vị thực hiện đấu thầu phải minh bạch hóa quá trình đấu thầu, công khai thông tin các gói thầu và dự án để gia tăng sự giám sát của cả xã hội đối với quá trình này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành thông tư số 11/2019/TT- BKHĐT của Bộ quy định từ ngày 1.2.2020, các bên mời thầu phải công khai các văn bản liên quan đến hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dù gói thầu không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.

2.3.2.2 Hình thức đấu thầu chủ yếu là chỉ định thầu

Hình thức chủ yếu được Sở Công Thương Hà Nội áp dụng khi tổ chức các công tác đấu thầu dự án có nguồn ngân sách nhà nước là áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy số lượng gói chỉ định thầu năm 2020 đã giảm so với năm 2019 (từ 70 gói xuống 61 gói), hình thức này vẫn chiếm 53% trên tổng số gói thầu được thực hiện. Số liệu tương đương đối với các gói thầu sử dụng vốn mua sắm chi thường xuyên của cả nước năm 2019 cũng xấp xỉ là 59,98%.

Bản thân hình thức đấu thầu này cũng có nhiều mặt lợi ích và nguy cơ. Hình thức này có tính chất đảm bảo được yêu cầu về thời gian thực hiện nhanh, mang

65 tính cấp thiết vì quy trình đơn giản. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều khi dẫn đến nhiều trường hợp khó chọn nhà thầu đủ năng lực để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ nghịch với số lượng, mức giảm giá sau lựa chọn nhà thầu của hình thức này rất thấp so với đấu thầu rộng rãi cũng như so với tỷ lệ tiết kiệm chung qua đấu thầu. Đây là điều dễ hiểu vì chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu không có cạnh tranh, khi thực hiện không đúng sẽ dễ dẫn đến cơ chế xin - cho, tiền đề của nguy cơ tham nhũng, giảm hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình, dự án. Ngoài ra, theo một chuyên gia về đấu thầu, từ sự không cạnh tranh của hình thức chỉ định thầu, các nhà thầu mới thành lập sẽ ít có cơ hội so với các nhà thầu “quen biết” nên cũng sẽ có ít khả năng phát triển. Áp dụng chỉ định thầu quá nhiều thì số lượng nhà thầu tham gia vào các gói thầu của Nhà nước không có điều kiện tăng lên tương ứng, hệ quả tất yếu là giá thầu tăng và hiệu quả đầu tư giảm theo.

2.3.2.3Phân cấp thực hiện, quản lý tổ chức đấu thầu chưa hợp lí

Việc phân cấp quản lý được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả thực hiện quy trình đấu thầu tại Sở. Đánh giá phân cấp quản lý được thực hiện trên một số khía cạnh như sau: Tính hợp pháp của việc phân cấp, tính hợp lý, hiệu quả. Tính hợp pháp của phân cấp đòi hỏi việc phân cấp được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tính hợp lý của phân cấp đòi hỏi việc phân cấp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Tính hiệu quả của việc phân cấp quản lý thể hiện ở hiệu quả quản lý của cấp dưới được phân cấp.

Việc phân cấp quản lý cho quy trình đấu thầu đã được Sở Công thương thực hiện, công khai tới các phòng ban. Việc phân cấp này dựa trên các quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ đã được phê duyệt của các phòng ban nên đã đảm bảo tính hợp pháp. Tuy nhiên, do chưa có cách truyền thông rõ ràng và triển khai phù hợp nên vẫn chưa hiệu quả thực sự như đã phân tích ở mục 2.3.3. Bản thân văn bản hướng dẫn nội bộ của Sở cũng mới quy định các bước cần thực hiện, chưa chỉ rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đầu mối phê duyệt. Một số trường hợp cá biệt khi là chuyên viên mới thực hiện hồ sơ lần đầu còn chưa nắm rõ quy trình thì chưa nắm được tới bước nào là do bên nào chủ trì, bên nào phối hợp. Ví dụ, năm 2019, phòng chuyên môn chủ động trình dự thảo Quyết định chỉ định thầu, Quyết định duyệt HSYC, và Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Tới năm 2020, khi triển khai đấu thầu, chuyên viên mới được Phòng KHTCTH thông báo bổ sung quy trình, đổi nhiệm vụ trình các Quyết định sang nhiệm vụ của Phòng KHTCTH.

66

2.3.2.4 Cán bộ đấu thầu chưa mạnh chuyên môn và kinh nghiệm

Năng lực một số cán bộ thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế, chưa nắm vững các quy định về đấu thầu của Nhà nước, do chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu quy chế đấu thầu cũng như những Nghị định của Chính phủ ban hành về quy chế đấu thầu và các văn bản Pháp luật khác có liên quan. Một số cán bộ trước kia không làm trong lĩnh vực đấu thầu, nay chuyển sang làm đấu thầu, mang tính kiêm nhiệm, chưa học trường lớp nào chính thống liên quan đến đấu thầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và áp dụng các văn bản Luật, quy chế liên quan đến đấu thầu; do đó cũng không tránh khỏi những sai lầm.

Cùng với đó, vẫn còn tình trạng cán bộ phụ trách đấu thầu của Sở còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị tư vấn đấu thầu, chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật thường xuyên các quy định mới về đấu thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác đấu thầu cũng như triển khai dự án. Trong khi, năng lực của các đơn vị tư vấn được lựa chọn cũng còn những hạn chế nhất định, làm cho chất lượng của công tác đấu thầu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 73 - 77)