Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 84 - 86)

3.1.2.1. Phân bố không gian và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

- Phát triển các khu công nghệ cao, khu, cụm công nghiệp mới theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phát triển Khu, Cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020 và có xét tới năm 2030 đã được phê duyệt; cụ thể: Khu vực phía Bắc (Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm) ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may; Khu vực phía Nam (Thường Tín, Phú Xuyên) ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông, chế biến nông sản công nghệ hiện đại và công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô; Khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn) ưu tiên phát triển các công nghiệp công nghệ sinh học, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao.

- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự gắn kết của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, CCN và các địa phương theo chuỗi sản xuất, từ khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm, hình thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, thiết bị điện - điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, chế biến nông, lâm, thủy sản… Đến năm 2025: Thu hút sự tham gia của 100-120 doanh nghiệp với khoảng 150-180 sản phẩm công nghiệp chủ lực được công nhận; Có thêm khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu; Khoảng 10 nghìn lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ Chương trình khuyến công.

- Lựa chọn phát triển một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển căn cứ lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu, đóng góp giá trị gia tăng cao vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác; sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Trước mắt, xác định ưu tiên các ngành có sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố như: công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, thiết bị điện – điện tử, công nghệ sinh

74 học, dược phẩm, mĩ phẩm cao cấp, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất và sử dụng vật liệu mới…; định kỳ phải đánh giá hiệu quả hoạt động để có điều chỉnh phù hợp

3.1.2.2. Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại

a. Đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội sẽ phát triển thêm: 5 trung tâm bán buôn cấp vùng, 10 trung tâm mua sắm cấp vùng, 12 trung tâm logistics, 68 trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, 850 siêu thị và 140 chợ; trong đó bao gồm 5 chợ đầu mối góp phần đưa ngành thương mại trở thành ngành có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội, tương xứng với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của vùng và cả nước.

b. Thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu. Tạo điều kiện tối đa, nâng cao tính cạnh tranh để thu hút doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu tại Hà Nội. Phối hợp thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 205/KHUBND ngày 28/10/2020 của UBND Thành phố về việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020- 2025. Đôn đốc hoàn thành các cảng cạn: Cổ Bi (Gia Lâm), Đức Thượng (Hoài Đức) và Trung tâm khai thác, vận chuyển khu vực phía Bắc Mê Linh.

c. Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại. Giữ vững thứ hạng trong nhóm 02 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI). Phấn đấu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội; tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đạt 55%; tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử. Khuyến khích phát triển các website/ứng dụng thương mại điện tử.

d. Thực hiện quản lý đồng bộ các cửa hàng kinh doanh trái cây trên 30 quận, huyện, thị xã (nhất là tại các tuyến phố, khu dân cư), 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây đủ điều kiện để cấp biển nhận diện cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn.

e. Phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước trên quan điểm phát huy thế mạnh của từng địa phương, cùng có lợi, cùng phát triển trong tất cả các lĩnh vực.

75

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu dự án từ nguồn ngân sách nhà nước tại sở công thương hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)