6. Phƣơng pháp nghiên cứ u:
2.2.2. Thực trạng kế toán tổng hợp hàng tồn kho
*)Về công tác kiểm kê kho tại thời điểm cuối tháng
Khi kiểm kê tại kho công ty , kế toán hàng tồn kho và nhân viên thủ kho thực hiện việc kiểm kê. Tại chi nhánh : Cuối tháng công ty sẽ gửi biên bản kiểm kê hàng hóa xuống chi nhánh và Kế toán bán hàng , kế toán hàng tồn kho cùng nhân viên thủ kho thực hiện việc kiểm kê kho tại chi nhánh , kho tại các cửa hàng và báo về công ty . Công ty thường kiểm kê vào cuối tháng . Do vật tư , hàng hóa của công ty Anh Nguyên khá phong phú và nhiều chủng loại nên việc kiểm kê thường mất rất
nhiều thời gian. Hàng hóa của công ty cũng có xảy ra tình trạng hư hỏng hay hao hụt do bất cẩn của nhân viên như gây cong,méo, xước,biến dạng hay vỡ sản phẩm ,... Công ty sử dụng mẫu biên bản kiểm kê 05-VT theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Phụ lục 2.5 : Biên bản kiểm kê kho hàng công ty tại ngày 30/06/2016 *) Về luân chuyển chứng từ:
Quy trình luân chuyển chứng từ theo trình tự như sau:
Khi có phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất vật tư, hàng hóa, kế toán tiến hành lập chứng từ trên máy vi tính. Chứng từ này sẽ phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến lô hàng nhập, xuất đó. Sau khi lập xong chứng từ sẽ được kiểm tra lại thật chính xác thông tin trước khi được in ra để sử dụng. Nếu là nhập hàng sẽ được in ra dưới hình thức phiếu nhập kho, nếu là xuất hàng sẽ được in ra dưới hình thức phiếu xuất kho. Các phiếu được lập có đầy đủ chữ ký của người lập phiếu, thủ kho, kế toán trưởng, giám đốc theo đúng mẫu quy định, sau đó sẽ được in thành 2 bản lưu tại kế toán hàng tồn kho và một lưu tại bộ phận kho. Các chứng từ này sẽ được đóng lại thành quyển và lưu tại phòng kế toán để kiểm tra lại thông tin nếu cần thiết. Từ đây ta thấy, công ty đã có trình tự luân chuyển chứng từ khá hợp lý.
*). Vận dụng tài khoản hạch toán
Công ty sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với phương pháp này, việc nhập, xuất hàng tồn kho được thực hiện thường xuyên căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho việc phản ánh nhập, xuất, tồn kho đối với hàng tồn kho được phản ánh trên các tài khoản sau:
- TK 152 “Nguyên vật liệu”
- TK 153 “Công cụ , dụng cụ”
- TK 156 “Hàng hóa”
Và các tài khoản liên quan khác TK111, 112, 331, 515, 635..
+ Với tài khoản 152 ‘Nguyên vật liệu “
Tại công ty , nguyên vật liệu là : Tem nhãn , bao bì , màng co đóng gói, túi đựng hàng ,…Những nguyên vật liệu này sẽ dựa vào bảng kê xuất kho theo ngày , cuối tháng tổng hợp làm 1 phiếu xuất nội bộ và ghi nhận trực tiếp vào chi phí 641
+ Với tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ “ :
Trên thực tế , hiện tại công ty không theo dõi trên tài khoản 153 “ Công cụ dụng cụ “ , những đồ dùng , chi phí văn phòng ,… đều ghi nhận trực tiếp vào chi phí trong kỳ . Đối với những máy móc hoặc những đồ dùng với mức chi lớn hơn 30tr và mang tính chất dùng cho nhiều kỳ ( 6 tháng hoặc 1 năm) , kế toán đưa vào 242 để phân bổ đều cho các tháng . Như vậy, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát công cụ, dụng cụ, có thể dẫn đến thất thoát hoặc gian dối trong khâu mua chi phí của nhân viên.
+ Với tài khoản 156
Trên thực tế cho thấy , công ty tuân thủ các quy định của chế độ hiện hành về tổ chức vận dụng tài khoản trong kế toán hàng hóa tồn kho. Kế toán mở tài khoản
156: “hàng hóa” để theo dõi trị giá vốn thực tế của hàng hóa tại thời điểm nhập kho. Đối với khâu mua hàng , Kế toán mở chi tiết TK 1561 “ Trị giá mua hàng “ để phản ánh giá trị hàng hóa nhập kho theo hóa đơn GTGT và chi tiết TK 1562 “Chi phí mua hàng” để phản ánh chi phí mua hàng . Điều này giúp cho việc ghi chép hạch toán kế toán hàng hóa tồn kho trở nên dễ dàng hơn, đơn giản vừa đảm bảo tuân thủ được nguyên tắc tính giá trong hạch toán hàng tồn kho. Đảm bảo cho việc phân bổ chi phí mua hàng chính xác, kịp thời cho hàng xuất kho và hàng tồn kho.