6. Phƣơng pháp nghiên cứ u:
1.3. 1 Thu thập thông tin
*) Thu thập thông tin quá khứ :
Thông tin quá khứ là thông tin về giao dịch, các sự kiện đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Đó là thông tin về hàng tồn kho được theo dõi một cách chi tiết như từng đơn vị ( bộ phận) phụ thuộc, từng kho hoặc từng quầy, từng mặt hàng, theo dõi cả số lượng và giá trị.... Nguồn thông tin quá khứ về kế toán hàng tồn kho vừa phục vụ cho việc hệ thống hóa, tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mang tính bắt buộc vừa phục vụ cho mục đích kiểm soát, điều hành và quản trị nội bộ doanh nghiệp. Để thu thập thông tin quá khứ, kế toán dựa vào thông tin được thu thập từ:
-Chứng từ kế toán :
Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống chứng từ để phục vụ KTTC, xử lý các thông tin cho việc lập BCTC. Đồng thời để phục vụ cho mục đích KTQT, doanh nghiệp có thể thiết kế các mẫu chứng từ chi tiết phù hợp, phản ánh đầy đủ các yếu tố, nội dung để phục vụ cho việc thu nhận xử lý và hệ thống hóa thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
-Vận dụng các tài khoản kế toán:
Tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý, cần thông tin chi tiết đến mức độ nào mà doanh nghiệp mở tài khoản chi tiết cho phù hợp. Việc thiết kế tài khoản trong KTQT phải đảm bảo đơn giản, tiện lợi cho công tác kế toán. Đặc biệt trong từng trường hợp doanh nghiệp xử lý thông tin bằng các phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại, cần phải mã hóa các tài khoản kế toán tổng hợp và chi tiết để tiện lợi cho việc hạch toán và quản lý, hệ thống hóa được thông tin theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
-Hệ thống sổ kế toán:
Tùy theo từng cấp chi tiết của tài khoản hàng tồn kho để thiết kế mẫu sổ chi tiết cho phù hợp. Hệ thống sổ kế toán, đặc biệt là các sổ kế toán chi tiết cần thiết kế sổ với sổ lượng sổ, chủng loại, các chỉ tiêu phản ánh phù hợp theo yêu cầu quản trị và trình độ trang bị công nghệ xử lý thông tin tại doanh nghiệp nhằm cung cấp
thông tin đầy đủ , hữu ích cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Hệ thống báo cáo quản trị:
Báo cáo KTQT là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán quản trị nên việc tổ chức hệ thống báo cáo quản trị quyết định đén chất lượng, hiệu quả thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Tùy theo sự phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu để có thể xác định nội dung và thiết kế mẫu biểu báo cáo cho phù hợp với doanh nghiệp.
Đối với hàng tồn kho, báo cáo KTQT phải phản ánh một cách chi tiết tình hình hàng tồn kho của doanh nghiệp theo từng mặt hàng, nhóm hàng... để phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh.
* ) Thu thập thông tin tương lai
Để có được thông tin đầy đủ, hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn của nhà quản trị, ngoài các thông tin quá khứ do hệ thống kế toán cung cấp, các thông tin mang tính chất dự toán tương lai cũng được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Để mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức thu mua, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho nói chung, các loại vật tư nói riêng, kế toán quản trị hàng tồn kho cần phải thu thập được các thông tin liên quan đến: nguồn hàng cung ứng, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, giá cả, điều kiện giao nhận vận chuyển, tính ổn định của nguồn hàng, chính sách cạnh tranh tiếp thị của nhà cung cấp...
Các quyết đinh của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà trong cả tương lai. Vì vậy, kế toán quản trị phải sử dụng và phân tích những thông tin đó để hỗ trợ cho việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh