b) Nội dung của công tác giám sát thi công 4 2-
1.2.2.3.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát xây dựng 50
Trình tự quản lý chất lượng nhiệm vụ khảo sát xây dựng được quy định theo sơ đồ sau:
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế hoặc chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
- Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
Mục đích khảo sát xây dựng;
Phạm vi khảo sát xây dựng;
Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;
Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng;
Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
- Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt.
- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được Ban thực hiện theo các nội dung sau:
Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.
Sau khi có báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, Ban QLDA tiến hành nghiệm thu và phê duyệt báo cáo.
Ví dụ dự án đường Trần Lựu kéo dài vào xã Kim Chân, TP Bắc Ninh:
Ban QLDA chỉ định thầu cho công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Tân Phúc Anh lập nhiệm vụ khảo sát địa hình, địa chất công trình, các kết quả thu được như sau:
a) Khối lượng và phương án khảo sát địa hình:
STT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng
2 Đo vẽ mặt cắt ngang trên cạn địa hình cấp III 100m 14,2 3 Đo vẽ bản đồ trên cạn tỷ lệ 1/500, đuồng đồng mức
0,5m, địa hình cấp III
Ha 1,968
4 Đo lưới khống chế độ cao, thủy chuẩn kỹ thuật, địa
hình cấp III Km 3
5 Đo lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp 2,
địa hình cấp III Điểm 4
Phương án khảo sát địa hình:
- Lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 được đo bằng máy toàn đạc điện tử đảm bảo đúng uy định của Nhà Nước về thành lập lưới đường chuyền cấp 2, khoảng cách giữa các mốc ≤ 350m và không nhỏ hơn 80m
- Lưới khống chế cao độ đo bằng máy thủy bình Ni-030, Leica…hoặc các máy có độ chính xác tương đương. Mốc độ cao được chuyền từ mốc cao độ hạng IV do Văn phòng đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
- Bản đồ được đo vẽ bằng phương pháp tọa độ cực, máy đo vẽ là toàn dạc điện tử Nikon-652. Từ các điểm đường chuyền cấp 2 phát triển xuống thành lưới đo vẽ bao trùm khu đo. Bản đồ tỷ lệ 1/500 thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật, các yếu tố đặc trưng của khu đo.
- Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang: đo vẽ chi tiết trên tuyến bằng máy toàn đạc diện tử Topcon GTS 230/3000N, cao độ cọc chi tiết được xác định bằng máy thủy chuẩn.
b) Khối lượng và phương án khảo sát địa chất:
STT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng
1 Khoan guồng xoăn có lấy mẫu, hiệp khoan 0,5m, độ
sâu hố khoan từ 0m đến 10m, đất đá cấp I-III. M 18 2 Thí nghiệm trong phòng, xác định các chỉ tiêu cơ lý
của mẫu nguyên dạng, thí nghiệm 9 chỉ tiêu. Mẫu 6 3 Thí nghiệm trong phòng, xác định các chỉ tiêu cơ lý
của mẫu không nguyên dạng, thí nghiệm 7 chỉ tiêu.
Mẫu 3
Phương án khảo sát địa chất:
- Trong quá trình khoan tiến hành lấy mẫu nguyên dạng (mẫu cho vào ống nhựa hoặc ống Inox và được bảo quản theo đúng quy phạm hiện hành), mẫu không nguyên dạng (cho vào túi nilon buộc chặt). thẻ mẫu ghi rõ tên công trình, số hiệu hố khoan số hiệu mẫu, độ sâu lấy mãu từ đến và mô tả sơ bộ ngoài hiện trường.
- Đối với mẫu nguyên trạng: tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu: Độ ẩm thiên nhiên (W%), thành phần hạt (P%), dung trọng thiên nhiên (δW), tỷ trọng (∆), giới hạn chảy (WL), giới hạn dẻo (WP), góc ma sát trong, lực dính kết, hệ số nén lún, hàm lượng hữu cơ (nếu có) và các chỉ tiêu dẫn xuất khác.
- Đối với mẫu không nguyên trạng:
+ Mẫu đất dính thí nghiệm các chỉ tiêu: P%, W%, ∆, WL%, WP%
+ Mẫu đất rời thí nghiệm các chỉ tiêu: P%, ∆, góc nghỉ khô (βk), góc nghỉ ướt (αw)
1.2.2.3.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng
Sơ đồ 1. 7 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế
- Trong công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng, chủ đầu tư thường thuê các tư vấn để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình
Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng
Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng
Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình Mục tiêu xây dựng công trình
Địa điểm xây dựng công trình
Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình
Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
- Quản lý chất lượng giai đoạn thiết kế xây dựng do nhà thầu thiết kế phụ trách gồm những nội dung sau:
Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế
Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình
Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế
Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng
Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
- Hồ sơ thiết kế trình phê duyệt bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có). Sau khi hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu thiết kế XDCT.
Nội dung nghiệm thu:
- Đánh giá chất lượng thiết kế
- Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế XDCT
Ví dụ nhiệm vụ thiết kế dự án xây dựng Đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh: các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc công trình gồm có:
1. Về quy hoạch xây dựng:
- Tuân thủ các văn bản quy hoạch xây dựng: Văn bản số 141/SXD/QH ngày 20/08/2015 về việc thỏa thuận phương án tuyến, cao độ và vị trí đầu nối đường Trần Lựu kéo dài vào trung tâm xã Kim Chân, thành phố Bắc Ninh.
2. Yêu cầu về kiến trúc xây dựng công trình:
a) Yêu cầu chung: bền vững, thích dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
b) Yêu cầu cụ thể:
- Thiết kế đường giao thông:
+ Đầu tư xây dựng mới tuyến đường phố gom đô thị. + Vận tốc thiết kế: 50km/h
+ Bề rộng mặt đường: Bm = 10,50m + Bề rộng hè đường: Bh = 5,0x2m. - Hệ thống thoát nước:
+ Thiết kế hệ thống thoát nước mưa tuân thủ quy hoạch chung của thành phố Bắc Ninh. Đảm bảo thoát nước cho dự án.
- Hệ thống cống bề kỹ thuật:
+ Thiết kế hệ thống cống bề kỹ thuật bằng ống HDPE xoắn trên vỉa hè.
+ Hệ thống cống bề kỹ thuật phù hợp với hiện tại và thích ứng với những thay đổi trong tương lai.
- Tổ chức giao thông:
Thiết kế hệ thống tổ chức giao thông tuân theo quy chuẩn hiện hành, đảm bảo phâ luồng giao thông thuận tiện cho các phương tiện lưu thông trên đường.
- Thiết kế cây xanh:
+ Cây xanh dọc tuyến phố, chủng loại cây phải phù hợp theo yêu cầu của địa phương.
- Yêu cầu về điện chiếu sáng:
+ Thiết kế điện chiếu sáng theo các tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng các yêu cầu về an toàn, thuận tiện trong vận hành và bảo dưỡng.
- Vật liệu sử dụng: Vật liệu thân thiện với môi trường.