b) Nghiệm thu công trình 58
2.2.3.2 Giải pháp trong công tác thanh quyết toán: 90
Việc Quyết toán dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước đã được quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, theo chế độ quy định thì công trình dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chậm nhất là 6 tháng đối với dự án nhóm B; 3 tháng đối với dự án nhóm C chủ đầu tư phải quyết toán công trình hoàn thành để bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng. Đây là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình đầu tư vốn. Thông qua quyết toán nhằm đánh giá kết quả đầu tư, xác định năng lực sản xuất hiệu quả đầu tư mang lại, xác định rõ trách nhiệm của Ban QLDA, các nhà thầu, cơ quan cấp phát vốn, kiểm soát thanh toán, đồng thời rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đồng thời có quyết định giá trị của công trình đối với người sử dụng. Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là thời gian dài nhiều yếu tố liên quan đến giá thành sản phẩm lại biến động, việc quản lý, theo dõi phức tạp, nhất là trong điều kiện chúng ta xác định kinh tế quốc doanh là chủ đạo, các sản phẩm đầu tư xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước là chính... nên việc xác định đúng giá trị đích thực của sản phẩm đầu tư xây dựng trong cơ chế quản lý hiện hành là việc rất khó khăn.
Vì vậy, tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán vượt tổng mức đầu tư, công trình xây dựng đã xong vẫn chưa tiến hành quyết toán, quyết toán chậm đang là phổ biến. Như trong phần đánh giá đã đề cập, vấn đề là Nhà nước phải bổ sung quy định sao cho Ban QLDA, chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư buộc phải quan tâm đến việc
quyết toán. Khắc phục tư tưởng thấy công trình khánh thành là xong công việc. Để từng bước khắc phục tình trạng này, cấp có thẩm quyền cần chỉ đạo các ngành, nắm chính xác số lượng dự án đầu tư hoàn thành bằng vốn Nhà nước đến nay chưa được duyệt quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hướng dẫn Ban QLDA và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo chế độ trong thời gian quy định. Tùy theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn trực tiếp thẩm tra báo cáo quyết toán hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập tổ tư vấn thẩm tra quyết toán. Dù có tổ tư vấn hay không có tổ tư vấn trách nhiệm chính vẫn do cơ quan chủ trì thuộc ngành tài chính cùng cấp, vẫn do cá nhân từng cán bộ thẩm tra quyết toán. Vì vậy các cán bộ làm công tác này phải có năng lực để phát hiện ra những sai sót trong công tác quyết toán như khối lượng sai với thực tế, áp định mức, đơn giá không đúng định mức quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra theo chế độ và phải công tâm không được tiêu cực thông qua việc hợp thức hóa cho nhà thầu. Trong thẩm tra quyết toán đối với công trình đấu thầu hết sức chú ý đến chất lượng, chủng loại vật liệu và biên bản nghiệm thu chất lượng công trình, bản vẽ hoàn công, khối lượng phát sinh ngoài thầu. Đối với công trình chỉ định thầu hết sức chú ý đơn giá và khối lượng; thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 5% giá trị chờ bảo hành.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện
- Tất cả các công trình kết thúc đầu tư phải thanh quyết toán theo đúng thời gian quy định. Các công trình thanh quyết toán chậm so với quy định, cơ quan thẩm định quyết toán có quyền đề nghị UBND huyện, UBND tỉnh có văn bản phạt Ban QLDA từ 10% - 30% giá trị chi phí quản lý dự án. Không thẩm định các quyết toán chưa đủ thủ tục theo quy định. Các cơ quan cấp phát và thẩm định quyết toán phải chịu trách nhiệm về việc cấp phát, thẩm định quyết toán sai khi các cơ quan phát hiện ra.
- Tiến hành lập và thông báo giá vật liệu theo tháng. Giá được lập theo đúng quy trình, phải phù hợp với thị trường và phải tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vật liệu. Liên Sở Xây dựng và Sở Tài chính lập và thông báo giá vật liệu theo quý và trình UBND tỉnh ra Quyết định ban hành giá vật liệu, nhân công, máy xây dựng để áp dụng trong công tác lập, thẩm định dự toán.
- Giải ngân vốn đầu tư có giá trị rất quan trọng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó không có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng mà nó
còn tác động trực ở tầm quản lý vĩ mô.
Như phần đánh giá thực trạng tình hình, việc giải ngân vốn đầu tư không riêng ở Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh mà còn là vấn đề của các Ban QLDA nói chung. Không riêng vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA mà cả vốn tín dụng, mặc dù Nhà nước trong các năm đã tập trung tháo gỡ song kết quả cũng chưa như mong muốn. Để từng bước khắc phục căn bệnh kinh niên này Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh nêu một số giải pháp để xử lý:
Một là: Trước hết công tác giải phóng mặt bằng là tiền đề cho việc thực hiện dự án. Để giải quyết được vấn đề này, trên cơ sở chính sách Nhà nướcBan QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh xây dựng phương án đền bù và thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó chuẩn bị đủ kinh phí, quỹ đất, đến thời điểm triển khai cần chỉ đạo khẩn trương đồng loạt, dứt điểm. Không để cho người dân chần chừ, tính toán lâu trên mảnh đất của họ. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phương pháp thuyết phục, giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tương đối thỏa đáng mà một số ít hộ không chịu di chuyển thì phải tổ chức vận động, tuyên truyền cho nhân dân nhận thức được việc đền bù GPMB để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Không nên để tình trạng một vài hộ chây ỳ ngang nhiên thách thức chính quyền, làm cản trở việc chung.
Hai là: Phòng Kế toán hành chính phải đảm bảo giải ngân đúng tiến độ thời gian, khối lượng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán được duyệt và phải kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát; Thực hiện đơn giản một số giấy tờ thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác như giấy cấp đất, giấy phép hành nghề, giấy phép xây dựng. Trường hợp trong quá trình thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục nghịch lý Nhà nước có vốn, nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm chễ. Trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khối lượng hoàn thành có mà thiếu thủ tục thì Kho bạc Nhà nước phải báo cáo cấp có thẩm quyền vận dụng tháo gỡ như cho phép tạm cấp, hoặc cho vay vốn một tỷ lệ nhất định trong khi chờ đợi hoàn chỉnh thủ tục. Mặt khác phải chú ý nâng cao kiến thức kỹ thuật - kinh tế xây dựng cơ bản cho cán bộ chuyên quản để có điều kiện đáp ứng về chất lượng quản lý và thời gian giải quyết công việc.
Ba là: Cải tiến thủ tục cấp phát, chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán vốn đầu tư.
Lâu nay việc thanh toán vốn bao gồm cả cấp phát và cho tạm ứng, việc quyết toán công trình thường chậm và sách nhiễu thường ở nơi đây. Gây ách tắc về tài chính cho đơn vị thi công, chậm tiến độ xây dựng và tạo ra sơ hở trong công tác quản lý vốn. Để khắc phục những tồn tại trên cần quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cấp và từng người có liên quan một cách cụ thể gắn với chế độ thưởng phạt công minh. Trường hợp cấp phát cho tạm ứng không đúng tiến độ, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và bị xử lý theo Pháp luật.