Quản lý rủi ro 6 6-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án xây dựng thành phố bắc ninh (Trang 67 - 70)

b) Nghiệm thu công trình 58

1.2.2.5 Quản lý rủi ro 6 6-

Song song với việc tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, Ban QLDA cần phải có các biện pháp phòng ngừa, nhận diện và đối phó với rủi ro. Bởi rủi ro có thể xảy ra ở tất cả các khâu của dự án và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí cũng như chất lượng của dự án.

Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức quản lý dự án và biện pháp phòng ngừa gồm:

Giai đoạn chuẩn bị dự án:

- Các rủi ro do chủ trương đầu tư bao gồm: rủi ro trong công tác quy hoạch, trong khâu quyết định đầu tư.

+ Rủi ro trong công tác quy hoạch: nguyên nhân là do quy hoạch chưa đi trước một bước, tầm nhìn ngắn, thiếu tính chiến lược, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các quy hoạch, chưa đánh giá được hết các yếu tố khách quan nên định hướng của quy hoạch còn yếu, nhiều quy hoạch mang tính chủ quan.

+ Quyết định đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch, chưa nghiên cứu kỹ thị thường, thiếu thông tin, công tác dự báo chưa tốt, không tính toán đúng quy luật cung - cầu cũng là nguyên nhân gây rủi ro tác động đến hiệu quả dự án.

- Các rủi ro do chọn sai địa điểm đầu tư, không phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội … có tác động trực tiếp đến hiệu quả dự án, tác dộng đến mục tiêu dự án, làm cho khi triển khai thực hiện dự án phải sửa đổi, điều chỉnh, gây hậu quả là tình trạng lãng phí, thật thoát lớn vốn đầu tư, tốn kém chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình…

- Rủi ro do thay đổi chủ trương đầu tư, xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị công nghệ xây dựng, phương án thi công… không chính xác cũng dẫn đến không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực, giảm hiệu quả đầu tư.

- Các rủi ro do công tác lập và thẩm định dự án còn hạn chế, thể hiện ở việc phân tích, đánh giá các mặt kỹ thuật, công nghệ, kinh tế tài chính còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản còn bất cập, thông tin yếu kém.

Giai đoạn thực hiện dự án:

- Rủi ro trong khảo sát thực tế: Chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế chưa cao, không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật; hồ sơ thiết kế không phù hợp với tình hình thực tế về địa chất, địa hình, thủy văn, điều kiện thời tiết, đặc điểm tài nguyên, nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào, nguồn nhân lực dẫn đến những thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công DAXD, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

- Các rủi ro trong khâu lập và quản lý tổng dự toán, thực chất là rủi ro liên quan đến vấn đề về quản lý chi phí hay quản lý giá trong hoạt động đầu tư.

- Các rủi ro trong đền bù, giải phóng mặt bằng:

+ Rủi ro bàn giao mặt bằng xây dựng không đúng thời hạn quy định làm chậm tiến độ thi công của công trình.

+ Cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư chưa rõ ràng, thỏa đáng, còn nhiều bất cập về giá, chế độ đền bù dẫn đến các bất cập khi tiến hành triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng.

- Rủi ro trong khâu lựa chọn nhà thầu:

+ Các rủi ro do không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp loại và lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực; việc chuẩn bị tổ chức đấu thầu không đảm bảo chất lượng…

- Rủi ro trong thi công, nghiệm thu:

+ Các rủi ro do áp dụng định mức, đơn giá sai; các rủi ro do thi công không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt, một số khối lượng xây lắp không đủ so với thiết kế được duyệt vẫn được thanh toán; các rủi ro do kê khai, nghiệm thu khống khối lượng hoặc đánh giá sai chất lượng công trình; khi thẩm tra thẩm định không đúng làm tăng vốn đầu tư xây dựng công trình…là các rủi ro gây hậu quả nặng nề đến hiệu quả dự án, thể hiện ở việc gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư, đồng thời chất lượng công trình khó đảm bảo.

+ Các rủi ro do phương án đầu tư xây dựng bỏ sót hoặc không có giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp an toàn lao động trong quá trình thi công là các rủi ro dẫn đến việc dự án không đạt được mục tiêu, chẳng hạn xảy ra các sự cố kỹ thuật gây hậu quả làm thất thoát, lãng phí về người và tài sản.

+ Các rủi ro do khan hiếm, biến động và giá nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động thay đối là các rủi ro gây tác động lớn đến dự án, làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án.

- Rủi ro trong công tác quản lý và triển khai thực hiện dự án:

+ Một số cơ chế, chính sách chậm ban hành, sửa đổi chưa phù hợp với tình hình thực tế.

+ Rủi ro liên quan đến yếu tố con người như rủi ro ý thức chấp hành, kỷ cương, các quy định của pháp luật của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng còn chưa nghiêm; do tư cách đạo đức kém, ý thức tuân thủ pháp luật, năng lực, trách nhiệm của cán bộ còn hạn chế tác động đến mục tiêu dự án.

+ Các rủi ro liên quan đến quản lý hợp đồng như điều kiện, thời gian hợp đồng dự kiến không đầy đủ, phù hợp gây tác động đáng kể đến mục tiêu dự án.

- Rủi ro trong khâu quyết toán vốn đầu tư, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng:

+ Các rủi ro do chưa đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ hoàn công để có thể thanh toán vốn đầu tư cũng là các rủi ro gây nhiều tác động bất lợi như làm kéo dài thời gian, gây phát sinh chi phí cho nhà thầu và các chủ đầu tư.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp

- Đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu và thanh quyết toán - Hoàn thiện quản lý chất lượng dự án

- Nâng cao chất lượng đấu thầu và lựa chọn nhà thầu - Nâng cao chất lượng trong công tác giám sát - Nâng cao chất lượng thi công xây lắp

- Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu. - Hoàn thiện quản lý chi phí dự án

- Công tác thanh toán với nhà thầu thi công - Hoàn thiện quản lý hợp đồng xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án xây dựng thành phố bắc ninh (Trang 67 - 70)