b) Nghiệm thu công trình 58
2.2.2.2 Giải pháp trong công tác đấu thầu: 8 6-
Lựa chọn Nhà thầu theo Luật đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đấu thầu là một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, tiên tiến nhất. Đây là nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh thể hiện ở chỗ tạo ra sự canh tranh để làm động lực cho sự phát triển, cả về năng lực kinh nghiệm, sức mạnh tài chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường phát triển. Thực hiện Luật đấu thầu, Nghị định hướng dẫn lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng các Nhà thầu tham gia đấu thầu phải chứng minh có đủ năng lực và kinh nghiệm, phải có các giải pháp được đánh giá là khả thi cùng với giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác và tất cả các vấn đề này phải được thể hiện thông qua hồ sơ dự thầu. Lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu sẽ giúp ta chọn được nhà thầu có năng lực, có kinh nghiệm và với một giá thành cạnh tranh.
Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:
Từ thực tế áp dụng ở địa bàn thành phố Bắc Ninh thời gian qua, chúng tôi thấy cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm mặt được và chưa được, đồng thời tập trung chỉ đạo để đạt hiệu quả cao hơn. Gắn chủ trương điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư theo hướng tập trung dứt điểm sẽ là một điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu. Đề nghị: - Các gói thầu thuộc hình thức chỉ định thầu, Ban QLDA phải trình hồ sơ năng lực của ít nhất ba nhà thầu để cấp có thẩm quyền (Chủ đầu tư) xem xét.
- Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác đấu thầu và các cán bộ chuyên sâu phụ trách đấu thầu của các dự án.
- Hoàn thiện cách đánh giá năng lực của nhà thầu cho phù hợp hơn: Bởi lẽ còn nhiều ý kiến cho rằng vẫn có khoảng cách lớn giữa hồ sơ kinh nghiệm, khả năng tài chính được thể hiện qua bài thầu với thực lực của nhiều nhà thầu.