b) Nghiệm thu công trình 58
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 9 3-
- Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành các các Văn bán quy phạm pháp luật về xây dựng, hạn chế các tồn tại bất cập, chồng chéo, không kịp thời, tính thực tiễn chưa cao.
- Cần tiếp tục phân cấp, ủy quyền, phát huy tính chủ động, dám chịu trách nhiệm của Ban QLDA kết hợp với chế tài thanh kiểm tra, giám sát nhằm phát huy được nội lực của toàn bộ các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, tránh lãng phí trong xây dựng cơ bản.
- Cần nâng cao chất lượng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư, bố trí vốn đầu tư. Công tác quản lý Nhà nước cần tuân thủ theo các quy định pháp luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật, không áp đặt ý chí chủ quan trong công tác tham mưu trình Thành phố phê duyệt đối với các Chủ đầu tư.
- UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chủ đầu tư: Có chế tài nhằm hạn chế các đơn vị tư vấn về những tính toán thiếu chính xác, mức phạt từ 10% - 50% giá trị hợp đồng, tùy theo mức độ thiếu chính xác. Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có chất lượng thấp không cho thực hiện công tác tư vấn đó ở các dự án do địa phương quản lý trong vòng 1- 3 năm, gửi thông báo đến các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng.
- Hoàn thiện cơ chế, cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
- Kiến nghị Nhà nước nghiên cứu chế độ trích thưởng cho những người có công chống thất thoát, lãng phí vốn Nhà nước như phát hiện trong thiết kế, dự toán, thanh toán, quyết toán dự án sai chế độ quy định với giá trị kinh tế lớn.
- Cần mạnh dạn phân cấp, ủy quyền cho Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư đồng thời với công tác thanh kiểm tra, giám sát để tăng tính chịu trách nhiệm và hiệu quả giải quyết các vấn đề điều chỉnh, phát sinh của dự án.
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong công tác đền bù GPMB, đây là nhân tố quyết định đến tiến độ của dự án.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ hiện có của địa phương nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, đáp ứng tốt được những yêu cầu của công tác quản lý dự án về đầu tư xây dựng trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, không quyết định đầu tư dự án không có trong quy hoạch và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, đúng đắn của các báo cáo thẩm định, thẩm tra và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt.
- Tập trung nâng cao chất lượng quản lý dự án với các nội dung chủ đạo là: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ, quản lý hiệu quả đầu tư, quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường bằng các giải pháp cụ thể.
KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng là một hoạt động kinh tế quan trọng của mọi quốc gia trên thế giới. Nó càng quan trọng hơn đối với nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi đó là điều kiện tất yếu để mở rộng và tăng tiềm lực của nền kinh tế cả nước nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng địa phương, cơ sở sản xuất nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi mặt cho toàn xã hội. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp, luôn biến động, nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Đầu tư và quản lý đầu tư là hai mặt của quá trình thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư phải làm tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, công việc này đòi hỏi liên quan nhiều cấp nhiều ngành, nhiều chủ thể, sự tuân thủ chặt chẽ, trật tự kỷ cương, thủ tục trình tự xây dựng cơ bản. Khắc phục những tiêu cực trong quá trình đầu tư, khai thác các điều kiện đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển đi lên, mọi sự vật không bao giờ đứng yên tại chỗ mà luôn vận động phát triển theo quy luật. Bởi vậy mọi cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng phải luôn luôn bổ sung điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan.
Thành phố Bắc Ninh về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ. Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển hàng năm rất lớn. Do vậy, việc tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng phải được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh đồng thời tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng một số giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng những năm tới.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy (cô) góp ý để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS Từ Quang Phương người đã tận tình hướng dẫn em và các cán bộ trong Ban Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu thuộc văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội 2. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội 3. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội
4. Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng 5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
6. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
7. Nghị định 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
8. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
9. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
10.Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính qui định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
11.Thông tư 26/2016/TT-BXD quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
12.Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
13.Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng qui định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
14.Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quychế giám sát đầu tư của cộng đồng
15.Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
16. Quy chế làm việc của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh II. Các tài liệu khác
1. Các báo cáo tổng kết công tác, phương hướng nhiệm vụ của các Phòng, và của Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh năm 2015, 2016
2. Giáo trình Quản lý dự án-NXB Đại học Kinh tế quốc dân