Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư-84

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án xây dựng thành phố bắc ninh (Trang 86 - 87)

b) Nghiệm thu công trình 58

2.2.2Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư-84

đầu tư

2.2.2.1 Giải pháp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng

Con người là yếu tố rất quan trọng, vì vậy Ban QLDA cần phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ thực hiện công tác đền bù, GPMB vì công tác này là công tác hết sức khó khăn và phức tạp.

Hiện nay kinh phí cho việc đền bù giải phóng mặt bằng cho các công trình XDCB ở thành phố Bắc Ninh áp dụng theo đơn giá do UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành, các công trình xây dựng sau khi được hoàn thành thì chính những người dân ở khu vực đó lại được hưởng lợi trực tiếp. Có một mô hình quản lý ở các nước được áp dụng đó là: khi tiến hành giải phóng mặt bằng, Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng xung quanh đó với mức giá rẻ hơn vì đó không phải là khu vực trực tiếp liên quan đến dự án. Sau khi dự án hoàn thành khu vực đó lại trở thành khu vực có vị trí địa lý chiến lược và Nhà nước lúc đó có thể tiến hành đấu giá cho tư nhân để thu hồi lại một phần vốn đã bỏ ra vào công trình. Những khó khăn trong việc di dời người dân để tiến hành đầu tư xây dựng chủ yếu vẫn là do mức giá, do đó cần phải có một khung mức giá hợp lý, quy hoạch sử dụng đất rõ ràng để người dân có thông tin trước, qua đó tránh khỏi bức xúc. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân vì lợi ích chung.

Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện:

a. Củng cố, nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của những người được Ban GPMB, UBND thành phố, UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng GPMB.

Thường xuyên cập nhật và am hiểu Luật đất đai, văn bản Nhà nước, Chính phủ hoặc UBND thành phố về công tác đền bù và GPMB.

b. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, các ngành có liên quan:

- Lãnh đạo (Giám đốc, phó giám đốc) Ban QLDA cần có sự phối hợp tốt với các cấp các chính quyền, phòng ban tranh thủ sự đồng thuận và sự giúp đỡ của chính quyền để công tác đền bù và GPMB không bị bế tắc, kéo dài. Thường xuyên đôn đốc Hội đồng đền bù GPMB hoàn thiện phương án đền bù và trình thẩm định, không để

thời gian giải quyết kéo dài.

- Chủ động phối hợp tốt hơn nữa với các cấp, các ngành, đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động các đối tượng trong công tác đền bù GPMB. Giải phóng các công trình, chặt cây cối thu dọn hoa màu... để tạo mặt bằng thi công. Mặt bằng này Ban QLDA và đơn vị thi công có phương án quản lý chặt chẽ không để nhân dân tái lấn chiếm sử dụng.

- Sau khi công tác khảo sát lập hồ sơ đền bù GPMB được lập, Ban QLDA phải lập tiến độ chi tiết về công tác GPMB và quản lý tiến độ thực tế. Việc kéo dài tiến độ GPMB sẽ làm chậm tiến độ đưa dự án vào khai thác và làm tăng chi phí của dự án.

- Ban QLDA phải giám sát kiểm tra kỹ khối lượng đền bù giải tỏa, áp giá, chính sách áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước, áp dụng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

- Áp giá đền bù một mức giá cho một dự án, tránh tình trạng một dự án áp hai khung giá đề bù khác nhau... Sau khi đã trả tiền cho dân, Ban QLDA, Hội đồng đền bù phải yêu cầu dân tháo dỡ công trình xây dựng.

- Ngoài ra cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, hoặc những người thu hồi đất để phục vụ xây dựng công trình mà khi xây dựng lên, nhân dân là người cùng được hưởng lợi từ dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án xây dựng thành phố bắc ninh (Trang 86 - 87)