Yêu cầu mới về quản lý nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 30 - 34)

xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Có thể khẳng định rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho phép khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, tạo ra những khả năng để phát huy cao độ trí tuệ và trình độ phát triển mọi mặt của nguồn lực con người, song cũng đặt ra những đòi hỏi rất cao. Yêu cầu mới đòi hỏi ở mỗi con người không chỉ về năng lực, trình độ học vấn, phẩm chất lao động mà cả về mặt sức khoẻ, tình cảm, tư tưởng, tâm trạng thích hợp. Đó không phải là một mẫu người duy nhất, rập khuôn giống nhau mà là những con người đa dạng cụ thể, có cá tính và chuyên môn, tài năng khác nhau đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trên tất cả các lĩnh vực. Đất nước đang đòi hỏi có những chuyên gia giỏi, những nhà quản lý sáng suốt, những chủ kinh doanh tài ba, những nhà khoa học sáng tạo và có đầu óc thực tế, đồng thời cũng cần một đội ngũ đông đảo những người lao động có tay nghề thành thạo, có lương tâm nghề nghiệp, trình độ và năng lực đối phó kịp thời với những biến động trong sản xuất và trong hoạt động nghề nghiệp. Đất nước cũng không thể thiếu những nhà hoạt động nghệ thuật xuất sắc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và định hướng thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân, bảo tồn và phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam.

Người lao động nói chung không chỉ cần có sự cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ (vốn là đức tính truyền thống của nhân dân ta, đặc biệt của người phụ nữ) mà quan trọng hơn là cần sự thông minh, nhạy bén với cái mới, sự tháo vát năng động, quyết đoán, chủ động và tự tin. Điều này đòih hỏi công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung, quản lý nguồn nhân lực nữ nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu mới này.

Việc quản lý nguồn nhân lực nói chung, quản lý nguồn nhân lực nữ nói riêng phải hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của phân công lao động quốc tế, thích

ứng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ ; hướng tới bình đẳng giới.

Những yêu cầu nêu trên đặt ra đối với mọi người lao động với mức độ khác nhau tuỳ công việc, ngành nghề, vị trí xã hội. Phụ nữ có những đặc điểm riêng do chức năng mang thai, sinh nở và gánh nặng trong việc giáo dục con cái, chăm sóc gia đình nên những đòi hỏi đó càng trở nên khắt khe.

Hiện nay, ở nước ta phụ nữ chiếm khoảng 50,5% dân số và 46,6% lực lượng lao động xã hội. Phụ nữ có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, chiếm tỷ lệ cao trong các ngành giáo dục - đào tạo, thương mại, y tế - cứu trợ xã hội, nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến ... Nhưng trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH chất lượng lao động nữ đã tỏ ra có nhiều bất cập. Phụ nữ chiếm 70% tổng số người mù chữ, càng lên các cấp học cao thì tỷ lệ nữ càng giảm. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ cũng kém hơn, 80% không được đào tạo. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ, xu hướng lao động giản đơn giảm dần là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng điều đó lại gây ra sự bất lợi đối với lao động nữ, vốn yếu thế trong điều kiện cạnh tranh của thị trường lao động. Khả năng thất nghiệp của phụ nữ cao hơn, phụ nữ tập trung ở các ngành có thu nhập thấp, kĩ thuật thô sơ và là khu vực sản xuất không phù hợp khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại hoá.

Tuy nhiên, CNH- HĐH cũng đem lại một số lợi thế cho phụ nữ. Sự phát triển các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới, linh hoạt về không gian và thời gian. Nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, khoa học, văn hoá, dịch vụ công cộng phù hợp với sở trường của phụ nữ. Nhiều ngành công nghệ phát triển mạnh trong thế kỷ cần thu hút lực lượng lao động nữ với ưu thế về sự khéo léo và tỉ mỉ như tin học, điện tử, công nghiệp thực phẩm, chế biến, may mặc, thương mại…Phụ nữ có điều kiện tham gia vào quá trình lao động sản xuất dựa trên công nghệ cao, hao tốn ít sức lực. Sự mở rộng dân chủ về kinh tế và tri thức, các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và dịch vụ gia đình tạo cơ hội cho phụ nữ không ngừng học

tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Khi năng suất lao động phát triển, mức sống được nâng cao, phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò to lớn trong phát triển văn hoá của cộng đồng, địa vị chính trị - xã hội của phụ nữ được nâng lên. Các tiềm năng sáng tạo của phụ nữ được phát huy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự báo rằng phụ nữ là nguồn nhân lực có khả năng phát huy cao trong thế kỷ XXI.

Yêu cầu đối với việc quản lý nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội là vừa khai thác tối đa tiềm năng nguồn nhân lực này, vừa phải quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực quý giá đó cho sự phát triển bền vững của đất nước. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách hợp lý đối với phụ nữ, trong đó chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách sử dụng lao động nữ, chính sách đãi ngộ lao động nữ có ý nghĩa quyết định.

Với những khó khăn và hạn chế nhiều mặt so với nam giới, bên cạnh sự hỗ trợ bằng các chính sách của nhà nước, bản thân phụ nữ buộc phải nỗ lực nhiều hơn mới đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Phụ nữ phải nỗ lực học tập ngay từ khi còn trẻ tuổi bởi họ có ít thời gian để chờ đợi và nghỉ ngơi, thường xuyên nâng cao trình độ và tích luỹ các kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng động của sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải biết sắp xếp công việc, cuộc sống của mình một cách khoa học, biết san sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái và công việc gia đình. Phải suy nghĩ độc lập, sáng tạo, khắc phục cách suy nghĩ, làm việc thụ động.

Làm việc cần cù chịu khó nhẫn nại là ưu điểm thường có ở phụ nữ nhưng lại phải biết sáng tạo, thông minh, nhạy bén với cái mới, cần tự tin vào năng lực bản thân, rèn luyện một tác phong làm việc nhanh nhẹn và tháo vát phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH.

Tóm lại, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đặt con người vào trung tâm của sự phát triển đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ bộc lộ tiềm năng, tài năng mọi mặt của mình, song, cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho mục tiêu

phát triển trong bình đẳng của phụ nữ. Ngày nay, sự phát triển của mỗi địa phương, quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực nữ. Bình Dương với vị trí tiên phong trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đi đầu và là hạt nhân trong cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam thì càng phải dựa vào nguồn nhân lực nữ với tư cách là yếu tố nội sinh, chi phối và giữ vai trò quyết định trong sự phát triển bền vững của Tỉnh. Để thực hiện tốt điều anỳ thì phải làm tốt công tác quản lý nguồn lực nữ.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 30 - 34)