Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 34 - 35)

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ranh giới địa bàn tiếp giáp với các tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bình Phước. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, giao thông… khá thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, Bình Dương là một trong những tỉnh công nghiệp có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho sự phát triển của mình; đồng thời sự phát triển của Bình Dương có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng. Với vị thế địa chính trị - kinh tế - văn hoá quan trọng, Bình Dương là địa bàn hết sức thuận lợi cho con người ở đây giao lưu học hỏi, kích thích tính sáng tạo và sự phát triển toàn diện của con người.

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2695,22 km² và dân số là 1.497.117 người với mật độ dân số 555 người/km², gồm 03 thị xã và 04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn. (trong đó tỉnh sở hữu 3 thị xã có dân số đông nhất nước). Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 5 năm từ 2005-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm, trong đó tốc độ tăng tự nhiên chỉ từ 1,004%- 1,145%/năm. Điều đó phản ánh xu thế phát triển của Bình Dương, đồng thời tác động không nhỏ đến sự biến động nguồn nhân lực. Nhiều huyện, thị xã, thị trấn có khu công nghiệp phát triển đã làm tăng thêm quy mô dân số, nguồn nhân lực cũng như làm thay đổi cơ cấu dân số và nguồn nhân lực tỉnh. Việc quản lý nguồn nhân lực nói chung, nguồn

nhân lực nữ nói riêng vì thế phải luôn theo sát yêu cầu phát triển của tỉnh và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 34 - 35)