Đặc điểm kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 35 - 36)

Trong quá trình đổi mới đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xác lập nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã mở ra khả năng khai thác và sử dụng một cách sâu rộng hơn nguồn nhân lực của Bình Dương, trong đó có nguồn nhân lực nữ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tạo cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực giúp cho Bình Dương có cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của các nước trong khu vực. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là dịch vụ và công nghiệp ngoài quốc doanh, tạo khả năng thu hút thêm nhiều lao động nữ.

Bắt đầu những năm 90, với việc thực hiện hiện chính sách ‘’trải thảm đỏ’’ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Bình Dương hiện tại có 28 khu công nghiệp đang hoạt động với 7.150 cơ sở công nghiệp thu hút 5.374 dự án đầu tư trong nước và 1.992 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động từ khắp nơi hội tụ về Bình Dương. Việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương là cơ hội lớn cho những người Bình Dương nhanh chóng được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá của các vùng, miền và các quốc gia trên thế giới. Mặt khác, các khu công nghiệp của Bình Dương là khu vực có sức thu hút lao động với số lượng lớn, trong đó có lao động nữ. Bên cạnh đó Bình Dương còn có thế mạnh trong xuất khẩu một số mặt hàng sử dụng nhiều lao động nữ như dệt may, giày da, thêu ren...

Bình Dương còn nổi tiếng từ xưa với nhiều làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao cần nhiều lao động thủ công phù hợp với phụ nữ như: mây tre, đan, gốm sứ, sơn mài,... So với cả nước, Bình Dương luôn là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu với mức tăng bình quân từ 2005 - 2010 là 14%/năm. Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Bình Dương đạt 30,1 triệu đồng, cao hơn nhiều so vớibình quân cả nước (22,8 triệu đồng). Tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải

thiện rõ rệt đời sống nhân dân. Bình Dương đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2003; mạng lưới y tế được kiện toàn đảm bảo 100% các trạm y tế xã, phường đều có bác sỹ; không còn hộ nghèo theo tiêu chí chung của cả nước (Bình Dương 3 lần nâng chuẩn nghèo theo tiêu chí của tỉnh, cao hơn tiêu chí chung của cả nước); có 99,06% số hộ dân sử dụng điện thắp sáng, 100% xã có phủ mạng lưới bưu điện, 100% xã có điểm phục vụ và có báo chí đọc trong ngày. Bình Dương được đánh giá là địa phương có điều kiện phúc lợi đảm bảo cho sự phát triển con người cao nhất cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) của Bình Dương luôn dẫn đầu cả nước.

Bình Dương còn có lợi thế đặc biệt về tiềm lực khoa học kỹ thuật. Với địa bàn giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung số lượng hơn 200 trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành và một số trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh. Nếu có chính sách khai thác và phối hợp tốt thì sẽ tạo nên động lực lớn cho sự phát triển kinh tế và sự phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, tỉnh hiện đã thiết lập quan hệ kinh doanh, hợp tác với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho KT-XH của tỉnh phát triển thuận lợi.

Tóm lại, có thể nói những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đã tạo nên những nét đặc thù của Bình Dương có ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý nguồn nhân lực nữ. Điều này thể hiện :

Thứ nhất, nguồn nhân lực nữ Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cả về trí lực, thể lực, đời sống văn hoá tinh thần.

Thứ hai, Bình Dương tất yếu cần sử dụng nguồn nhân lực nữ để phát huy những lợi thế và nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. Việc phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ và bền vững của Bình Dương không thể tách rời việc phát quản lý nhân lực nữ.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w