Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ đối với công tác quản lý nguồn nhân lực nữ tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 69 - 71)

nguồn nhân lực nữ tỉnh Bình Dương

Phụ nữ là người mẹ, “người thầy đầu tiên của con người”, phụ nữ Việt Nam luôn được Đảng, nhà nước, mỗi gia đình và toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện về nhiều mặt. Đồng thời, phụ nữ cũng đã cố gắng tự vươn lên để thực hiện hài hòa vai trò, trách nhiệm trong xã hội và gia đình. Phụ nữ không chỉ đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn góp phần tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước khỏe mạnh, thông minh. Nhận thấy vai trò, tiềm năng của phụ nữ, xuyên suốt từ Đại hội của Đảng lần thứ I đến nay, Đảng đã luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng to lớn, thực hiện nam nữ bình đẳng.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã thể hiện quyết tâm cao và sự quan tâm sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Các chủ trương, Nghị quyết của Đảng được Nhà nước thể chế hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án nhằm phát huy tài năng, trí tuệ của phụ nữ và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Các tầng lớp phụ nữ cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó nâng cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu, tích cực học tập và rèn luyện. Cụ thể như: năm 2006 Luật Bình đẳng giới ra đời, đây là

điểm nổi bật trong việc chuyển cách tiếp cận từ “phụ nữ trong phát triển” sang “giới và phát triển”; Tháng 4/2007 Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được ban hành; tiếp đó là một số chủ trương như kéo dài tuổi làm việc của phụ nữ như nam giới ở một số chức danh; Quốc hội đã tổ chức giám sát về bình đẳng giới; Chính phủ có báo cáo hàng năm về thực hiện pháp luật bình đẳng giới; gần đây, Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

Cụ thể hóa Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉnh ủy Bình Dương xây dựng

Chương trình hành động số 56 thực hiện Nghị quyết 11 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Bình Dương. Trong đó Tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh tích cực tham gia thực hiện chăm lo, quản lý, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nữ. Tiếp đó, Tỉnh ủy ra quyết định thành lập tổ công tác cán bộ nữ, tham mưu trực tiếp cho Tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến nguồn nhân lực nữ.

Trên tinh thần đó, với sự chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2011-2015; Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 quyết địn ban hành về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương (nâng mức hỗ trợ kinh phí thêm cho phụ nữ đi học trong nước từ 150.000đ lên 180.000/tháng,

học ở nước ngoài từ 20 lên 30USD/tháng); Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày

04/6/2007 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân các khu nhà trọ giai đoạn 2007-2010”, trong đó, chú trọng chăm lo cho nữ công nhân nhà trọ. Với phương châm chỉ đạo thông qua công tác xây dựng tổ chức và các hoạt động của nữ công nhân các khu nhà trọ nhằm nâng cao ý thức pháp luật, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh và học tập cho công nhân, phát huy sức mạnh của lao động nữ, tạo điều kiện cho lao động nữ rèn luyện, đóng góp vào sự

phát triển của doanh nghiệp, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và lao động đến với Bình Dương.

Sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy Bình Dương đối với việc quản lý nguồn nhân lực nữ bằng việc ban hành các chủ trương, chính sách sẽ tạo điều kiện để phụ nữ phát huy tốt vai trò “kép” của mình trong xã hội. Thực tế cho thấy rằng, nơi nào được cấp ủy quan tâm, chính quyền tạo điều kiện thì nơi đó nguồn nhân lực nữ được phát triển. Tuy nhiên, để công tác quản lý nguồn nhân lực nữ ngày càng hiệu quả hơn trong thời gian tới, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy cần quan tâm đến các vấn đề:

- Xây dựng các chính sách về bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực. Các chính sách cung cấp những điều kiện làm việc, sinh hoạt cho lao động nữ. Tiếp tục thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, chính sách mỡ rộng dịch vụ gia đình cho phụ nữ. Cần nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, nhất là ban hành các chính sách đặc thù bảo đảm cho sự phát triển của phụ nữ, bảo đảm các điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý xã hội.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ, Quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ kế thừa. Chú trọng đào tạo nghề, xóa mù chữ, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới.

Sự nghiệp CNH-HĐN đất nước càng phát triển, càng đòi hỏi sự phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, sự tham gia chủ động, tích cực của phụ nữ, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ bảo đảm yêu cầu ngang tầm, có đủ kiến thức trình độ và năng lực về mọi mặt. Làm tốt công tác phụ nữ là biện pháp quan trọng khơi dậy nguồn nhân lực nữ, thúc đẩy tiến trình bình đẳng giới. Đồng thời, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, góp phần quan trọng làm nên tính chất tiến bộ, văn minh, dân chủ của xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Bình Dương hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w