0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng quản lý nguồn nhân lực nữ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 43 -51 )

Sự chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đổi mới đất nước đã có những tác động rất lớn đến tình hình việc làm của lao động nam và lao động nữ. Để phát huy hiệu quả nguồn lực con người thì việc quản lý nguồn nhân lực với những cơ chế chính sách tuyển dụng, bố trí sắp xếp, đánh giá, đãi ngộ có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường khai thác và phát huy khả năng sáng tạo của người lao động. Bình Dương đang đứng vào thời kỳ “dân số vàng” với lực lượng lao động hùng hậu, chiếm hơn 76% dân số, trong đó lực lượng lao động từ các địa phương chiếm phần đông, lực lượng lao động nữ cũng tăng lên nhanh chóng. Tình hình này đã làm cho nguồn nhân lực nữ của Bình Dương ngày càng đông đúc về số lượng, nhưng cũng gây sức ép rất lớn về việc làm, quản lý đô thị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh, sự phân bổ bất hợp lý của lao động theo nhóm ngành và trong nội bộ từng ngành ở vị thế bất lợi cho phụ nữ đang đặt ra yêu cầu cấp thiết giải quyết hài hoà giữa mục tiêu phát triển kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội. Do đó việc quản lý nguồn lao động, trong đó có nguồn nhân lực nữ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương.

Việc theo dõi, quản lý nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng ở Bình Dương tương đối chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp cho ngành chuyên môn theo từng khu vực, đối tượng như: lao động ở khu vực hành chính, sự nghiệp, lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực tập thể và cá thể...

Lực lượng lao động ở khu vực hành chính, sự nghiệp được quản lý cụ thể đến từng người, việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo chế độ thi tuyển. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đầy đủ theo kế hoạch, quy hoạch hàng năm. Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy là 2 đơn vị trược tiếp được giao quản lý về nguồn nhân lực ở tỉnh. Chất lượng, số lượng cũng như trình độ của đội ngũ lao động nữ trong khu vực hành chính, sự nghiệp so với nam giới có ưu thế hơn, tỷ lệ lao động nữ chiếm hơn 66%, trong đó nữ có trình độ sau đại học chiếm 40,76%, Đại học chiếm 54,09%, cao đẳng, trung cấp chiếm 72%, chưa qua đào tạo là 40,82%. Đây cũng là

khu vực mà các quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nữ thường được đảm bảo và giải quyết đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

Việc quản lý lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh là do các doanh nghiệp tự chủ cả về tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Sở Lao động - Thương binh và xã hội. Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lợi và chế độ chính sách cho người lao động do đoàn kiểm tra liên ngành Lao động - Thương binh – Xã hội, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm chính. Ban quản lý các khu công nghiệp là đơn vị có chức năng quản lý về mặt nhà nước, trong đó có quản lý số lượng lao động trong khu vực sản xuất. Thực tế đã cho thấy đây là khu vực mà lao động nữ gặp nhiều bất lợi hơn lao động nam liên quan đến việc trả công và một số chế độ chính sách khác, trong đó có chính sách thai sản và bảo hiểm xã hội. Kết quả khảo sát ngành công nghiệp ở Bình Dương cho thấy tổng chi phí của doanh nghiệp cho việc sử dụng lao động nữ chỉ bằng 82,5% so với chi phí sử dụng lao động nam, tiền lương bình quân của lao động nữ bằng 72% so với lao động nam, mức đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nữ chỉ bằng 1/3 so với mức đóng cho lao động nam, một bộ phận khá lớn lao động nữ không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, cường độ làm việc của lao động nữ tại các khu, cụm công nghiệp khá cao, ngày làm việc từ 8 đến 12 giờ, không còn thời gian để tự chăm sóc sức khỏe cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác, thù lao về bồi dưỡng độc hại chưa thỏa đáng, các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động chưa được trang bị đầy đủ và đảm bảo về yêu cầu. Mặc dù quyền lợi của lao động nữ trong khu vực này chưa được quan tâm đảm bảo đầy đủ, nhưng công tác kiểm tra, giám sát lại chưa đạt hiệu quả mong muốn, chưa được tiến hành thường xuyên. Tôn trọng lợi ích người lao động là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý, sử dụng lao động, nguyên tắc này ngày càng trở lên đặc biệt đối với lao động nữ, những người phải thực hiện chức năng mang thai, sinh nở, nuôi con nhỏ.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, nhưng nhìn chung ở Bình Dương trong công tác quản

lý nguồn nhân lực vẫn chưa khai thác, sử dụng tối đa nguồn nhân lực nhân lực nữ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều đó được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, lực lượng lao động nữ thất nghiệp ở Bình Dương còn tương đối lớn

với số lượng trung bình từ 2005 đến 2009 là 41.591 người/năm và có xu hướng tăng lên từ 3,62% (31.660 người vào năm 2005) lên 4,47 % (51.246 người vào năm 2010). Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn (6,69 % so với 1,4%). Đại bộ phận lao động nữ thất nghiệp ở độ tuổi trẻ và thất nghiệp cao nhất thuộc nhóm tuổi 15 - 24 tuổi với tỉ lệ trung bình từ 2000-2010 là 22,07%. Thực tế này đặt ra vấn đề cần quan tâm giải quyết việc làm cho nhóm tuổi này nhiều hơn để góp phần ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh thất nghiệp hoàn toàn thì bộ phận lao động nữ thiếu việc làm (có số giờ làm việc dưới 40 giờ/tuần) khá cao (năm 2000 là 61.507 người) và cũng có xu hướng tăng với tỉ lệ 11,98% (năm 2000) lên 15,25% (năm 2010), đặc biệt lực lượng lao động nữ nông thôn thiếu việc làm tới 22,33%. Điều này phản ánh thực trạng sử dụng thời gian lao động ở nông thôn rất thấp do đất đai canh tác bị thu hẹp, dân số tăng, việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ lao động thủ công sang lao động cơ khí trong quá trình thực hiện CNH, HĐH...Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng vào làm việc của lực lượng lao động nói chung và của lực lượng lao động nữ nói riêng chỉ đạt từ 67,36% đến 84,14%.

Xét trong tổng thể chung của tỉnh, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn là vấn đề mấu chốt quan trọng. Trong thời kỳ 2000-2009 trung bình tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh là 4,2% với số lượng 50.127 người, số người thiếu việc làm trung bình một năm là 112.189 người chiếm 9,4% lực lượng lao động. Cho nên số người thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh trung bình là 162.316 người/năm. Đại bộ phận những người thất nghiệp ở độ tuổi trẻ. Thất nghiệp ở khu vực thành thị hàng năm cao gấp nhiều lần so với khu vực nông thôn (8,23% so với 1,83%) và cao hơn so với Đồng Nai (7,04%) và mức trung bình của cả nước (4,65%).

Theo giới tính, thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ (thời kỳ 2000-2010) thấp hơn lực lượng lao động nam (4,65% so với 5,81%) trong khi trình độ

học vấn, chuyên môn của nam cao hơn nữ. Điều đó không có nghĩa là sự bất bình đẳng về giới dưới góc độ việc làm nghiêng về phía nam giới mà là do để có việc làm, lao động nữ đã dễ dàng chấp nhận các công việc có kỹ thuật giản đơn, điều kiện lao động kém, thu nhập thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực nữ .

Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động nữ trước hết là do cung lao động nữ vượt quá cầu lao động nữ. Trong các nguyên nhân làm tăng cung lao động nữ tại Bình Dương phải nói đến hiện tượng tăng cơ học dân số. Người lao động ở các tỉnh, số sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học ở lại Bình Dương tìm việc làm đã làm cho tổng số người cần sắp xếp việc làm trung bình một năm của tỉnh lên tới 79.562 người. Trong khi đó số người được giải quyết việc làm mới đạt khoảng 49%.

Cơ cấu trình độ lao động nữ hiện có không phù hợp với cơ cấu lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn, thừa lao động giản đơn, thiếu CNKT) đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp cơ cấu do người lao động không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới, các kỹ năng kiến thức mới và thị trường lao động. Chỉ tính riêng số lao động dôi dư do tinh giản biên chế và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (thời kỳ 2000-2010) thì lao động nữ đã chiếm tới 75,14% tổng số lao động dôi dư. Tình hình này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với lao động nữ khi đất nước và Bình Dương đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH.

Lao động nữ ít cơ hội tiếp cận các thông tin về thị trường lao động trong khi công tác này của Bình Dương vừa chậm, vừa thiếu lại phải trải qua các khâu trung gian nên người lao động nhất là lao động nữ không nắm bắt kịp thời thông tin thị trường lao động để tìm kiếm và chuyển đổi việc làm phù hợp.

Tóm lại, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ Bình Dương đang là một vấn đề cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Thất nghiệp và thiếu việc làm không chỉ là một sự lãng phí nhân lực mà mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống do giảm thu nhập, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của người lao động

do thiếu môi trường để khẳng định mình. Thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nữ còn ảnh hưởng lớn tới vị thế bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng lao động nữ có chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Bình Dương hội đủ các yếu tố tạo nên sức hút đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời lại giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều trường Đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu. Bình Dương còn có lợi thế hơn các địa phương về số lượng nữ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng và thu hút lực lượng cán bộ nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào công cuộc phát triển của tỉnh thời gian qua còn nhiều hạn chế do chưa có cơ chế và chính sách rõ ràng. Sự phân bố nguồn nhân lực nữ có chất lượng cao còn bất hợp lý giữa các thành phần kinh tế, các ngành, khu vực: chủ yếu tập trung trong khu vực kinh tế nhà nước, trong công nghiệp, trong lĩnh vực sản xuất phi vật chất. Ngược lại, đang thiếu trầm trọng số lao động này trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong nông nghiệp và trong lĩnh vực sản xuất vật chất trực tiếp. Lực lượng lao động nữ đã qua đào tạo chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị.

Hiện nay ở Bình Dương chưa thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hoạt động thực tiễn, các tổ chức kinh tế - xã hội với các cơ quan nghiên cứu đóng trên địa bàn. Không ít những trường hợp các tổ chức kinh tế - xã hội làm công tác chỉ đạo thực tiễn tự nghiên cứu các đề tài khoa học, ngược lại, việc thâm nhập thực tiễn của các cơ quan nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, công tác xã hội hoá các sản phẩm khoa học còn nhiều hạn chế. Tình trạng này đã và đang cản trở việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chứng tỏ hiệu quả sử dụng lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao. Chính sách tiền lương chưa tạo động lực khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu dẫn đến sự lãng phí một cách nghiêm trọng "chất xám" trong thời gian qua.

Tình hình quản lý nguồn nhân lực ở Bình Dương đã cho thấy những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp, ngành đối với việc phát huy nguồn lực con người, trong đó có nguồn nhân lực nữ. Tuy nhiên, điểm yếu trong quản

lý nhân lực là việc phân công, bố trí cán bộ chưa căn cứ vào nhu cầu công việc, còn nặng về giải quyết nhân sự do vậy chất lượng cán bộ còn có những bất cập so với công việc thực tế; việc tuyển dụng lao động ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự khách quan, công bằng, nghiêm túc, thậm chí còn có những định kiến phân biệt trong tuyển dụng đối với lao động nữ; chính sách thu hút nhân tài chậm được cụ thể hoá, thiếu những cơ chế đồng bộ trong thực hiện nên chưa thực sự phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ ba,chính sách xã hội đối với lao động nữ còn chưa hiệu quả và chưa hợp lý. Có thể khẳng định rằng bất kỳ chính sách nào mà mục đích cuối cùng là phục vụ con người đều liên quan hoặc có tác động trực tiếp đến phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ tác động của các chính sách đối với phụ nữ có thể khác nhau. Căn cứ vào hình thức thể hiện và mức độ tác động, có thể phân loại các chính sách đối với phụ nữ như sau: những chính sách chung không trực tiếp nhằm vào vấn đề phụ nữ, song lại ảnh hưởng tới phụ nữ và tương quan hai giới trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực; những quy định pháp lý chung đối với cả nam và nữ khi bước vào quan hệ hôn nhân gia đình; những chính sách dành riêng cho phụ nữ bao gồm những quy định riêng đối với phụ nữ trong một văn bản chung (chương "Lao động nữ" trong Bộ Luật lao động) hoặc có thể là một chính sách được xây dựng và áp dụng riêng cho một nhóm phụ nữ cụ thể ví dụ chính sách đối với cán bộ nữ, chính sách về chế độ thai sản đối với nữ công nhân viên chức... Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 50 văn bản của Nhà nước và 4 chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phụ nữ hoặc có nói đến vấn đề phụ nữ ở các mức độ và khía cạnh khác nhau. Với nội dung và tính chất tiến bộ của các điều khoản Hiến pháp và các chính sách cụ thể, Việt Nam đứng vào nhóm các nước sớm đưa ra và thực thi các nguyên tắc về bình đẳng giới nhằm nâng cao địa vị xã hội của người phụ nữ. Xét trên văn bản, có thể nói phụ nữ Việt Nam được hưởng quyền bình đẳng giới đầy đủ và toàn diện hơn so với phụ nữ ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Tuy nhiên, bản thân số lượng các văn bản chưa thể đem lại đầy đủ những quyền lợi và chế độ cho phụ nữ nếu việc thực hiện trong thực tế không đạt hiệu quả như mục

tiêu đề ra. Việc hiện thực hoá các chính sách xã hội đối với phụ nữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phụ thuộc vào chủ thể ra chính sách và chủ thể thi hành chính sách. Ở Bình Dương, nhiều năm qua việc xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được đưa vào chương trình kế hoạch của các cấp, ngành xuất phát từ thực tế và điều kiện đặc thù của từng cấp, từng địa phương trên cơ sở tính đến những đặc điểm và nguồn lực cụ thể.

Thu nhập bình quân quốc dân cao là tiền đề quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy mức độ phát triển con người và về sự tiến bộ của phụ nữ và

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 43 -51 )

×