QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY 3.1.1.Quản lý nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Đối với việc quản lý nguồn nhân lực nữ thì sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển kinh tế, càng có ý nghĩa quan trọng. Điều đó xuất phát từ thực tế là nền kinh tế quyết định rất nhiều cơ hội mà con người có thể nâng cao mức sống của mình nên có tác động mạnh mẽ đến sự bất bình đẳng giới. Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, giảm đói nghèo thì bất bình đẳng giới cũng sẽ thu hẹp, điều đó đồng nghĩa với việc sự cân nhắc giữa đầu tư cho phụ nữ hay nam giới sẽ ít hơn. Phát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện những thị trường lao động có thể giúp giảm bớt khối lượng công việc của phụ nữ. Tăng trưởng kinh tế thường đi kèm với việc mở rộng đầu tư vào kết cấu hạ tầng giúp giảm thời gian phụ nữ dành cho công việc hàng ngày, điều đó có lợi cho sức khoẻ, cho sự tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập và giáo dục của phụ nữ.
Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương đã cho thấy phát triển kinh tế gắn liền với việc cải thiện tình trạng đời sống, sức khỏe, trình độ của phụ nữ, đảm bảo hơn sự bình đẳng về giới. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương trong ít nhất hai thập kỷ tới càng khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế với quản lý nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng.
Giai đoạn 2011 – 2015 Bình Dương xác định mục tiêu tăng trưởng GDP là 13,5 - 14%/năm, đến năm 2015, quy mô GDP của thành phố sẽ tăng gấp 2 lần so với năm 2010 (từ 31,2 lên 63,2 triệu đồng/người). Thời kỳ tiếp theo (2015 - 2020) là giai đoạn hoàn thành CNH, HĐH trong đó Bình Dương là tỉnh dẫn đầu về trình độ CNH, HĐH. Trong giai đoạn này trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn lực, giải phóng triệt để sức sản xuất, tiếp tục mở rộng không gian kinh tế và phát triển các khu đô thị vệ tinh nền kinh tế của Bình Dương sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Theo dự đoán, vào năm 2020 GDP bình quân đầu người của Bình Dương sẽ đạt 152,7 triệu đồng/năm (7000-7500 USD), người dân Bình Dương có mức sống cao và được sống trong một
thành phố hiện đại, văn minh nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa, giá trị văn hoá nhân loại và thời đại. Đó là môi trường bảo đảm cho mỗi công dân Bình Dương có điều kiện phát triển toàn diện, đóng góp năng lực và trí tuệ của mình sự đi lên của tỉnh và đất nước.
Quản lý, phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương. Yêu cầu CNH, HĐH của tỉnh đòi hỏi nguồn nhân lực phải có quy mô và cơ cấu phù hợp, trong đó: phát triển và phân bố hợp lý nguồn nhân lực theo khu vực kinh tế nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế; điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp và phân công lao động xã hội giữa các ngành phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, Bình Dương cùng cả nước sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với lợi thế của mình, Bình Dương sẽ tham gia trong phân công lao động quốc tế theo chiều sâu trên cơ sở các ngành công nghệ cao, đồng thời phát huy vai trò của một trung tâm tài chính, đào tạo, khoa học - công nghệ và trung tâm giao dịch quốc tế của khu vực.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi Bình Dương phải đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh, trở thành trung tâm đào tạo có uy tín của khu vực. Yêu cầu cơ bản trong quản lý nguồn nhân lực là phát triển toàn diện chất lượng nguồn nhân lực trên các khía cạnh: trí lực, thể lực, tâm lực; phát triển nguồn nhân lực đồng thời phải góp phần tích cực xây dựng và phát triển toàn diện con người.
Sự phát triển kinh tế sẽ đem lại sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội của Bình Dương, cùng với phát triển kinh tế là quá trình xây dựng con người Bình Dương tri thức, văn minh, hiện đại, phát huy bản sắc dân tộc. Việc phát huy, phát triển nguồn nhân lực nữ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mục tiêu là tạo điều kiện cho phụ nữ được phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của mình trên các lĩnh vực đóng góp vào sự nghiệp phát triển của tỉnh; quản lý, phát triển nguồn nhân lực nữ đồng thời với việc xây dựng người phụ nữ Bình Dương thời kỳ CNH, HĐH với những chuẩn mực đoàn kết, năng động, đổi mới, phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH.
3.1.2.Quản lý nguồn nhân lực nữ phải gắn với giáo dục-đào tạo
Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành CNH-HĐH, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì vậy, quản lý nguồn nhân lực nữ cũng gắn liền với việc phát huy, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người. Giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực nữ chính là sự đầu tư ngay từ ban đầu cho tương lai.
Với những lợi thế sẵn có trong quá trình phát triển kinh tế, Bình Dương xác định trong thời gian tới, muốn giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, thì phải “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ-lãnh đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh trong giai đoạn mới” [7,tr.98]. Chính vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực nữ được xác định là một trong những chương trình đột phá của tỉnh nhà.
Phụ nữ ngoài việc tham gia các hoạt động xã hội, thì còn là người gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình. Do đó, họ ít có cơ hội tham gia học tập hơn so với nam giới. Chính vì điều này làm cho lực lượng lao động nữ dù chiếm hơn 63% lực lượng lao động của tỉnh, nhưng số lao động nữ có trình độ, tay nghề vẫn còn thấp. Với thực tế trình độ lao động nữ như hiện nay, trong thời gian tới, nguồn lao động nữ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển và hệ quả tất yếu sẽ làm cho lao động nữ bị đào thải, khó tìm được việc làm hoặc không có cơ hội làm việc. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để lao động nữ vừa làm tròn trách nhiệm với gia đình, vừa có điều kiện tham gia học tập, đào tạo hoàn thiện tay nghề, chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Để lao động nữ có thể tiếp cận nhanh các chương trình đào tạo, Bình Dương chủ trương phải đa dạng hóa các loại hình giáo dục Đại học, Cao đẳng, dạy nghề tại tỉnh. Trong đó, chú trọng đến công tác dạy nghề, dạy nghề gắn chặt với lao động và
việc làm, hướng vào thế giới lao động. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Các nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có quy chế chung cho hoạt động dạy nghề và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề. Gắn các trường lớp đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống. Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư. Mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề. Đây là một hoạt động thiết thực không chỉ nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.
Ngoài việc phân bố hệ thống trung tâm dạy nghề thuận tiện, để hỗ trợ phụ nữ tham gia học tập, nâng cao trình độ, tại các trường cao đẳng, đại học mở rộng hình thức vừa học vừa làm, chương trình đào tạo liên thông, liên kết để góp phần giảm thời gian đào tạo, kinh phí đi lại. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương còn phải chú trọng đến các chế độ như: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, đi lại, sinh hoạt phí..dành riêng cho phụ nữ. Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tỉnh tích cực trong việc đưa lao động nữ có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách của nhà nước hoặc do người sử dụng lao động chi trả. Ngoài ra, còn tập trung trong việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ của kinh tế thị trường phải được tiến hành thường xuyên.
Quản lý nguồn nhân lực nữ cần thiết phải có chương trình đào tạo lãnh đạo, quản lý nữ để khuyến khích và nâng cao trình độ của họ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để huy động nguồn lực có chất lượng đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.
Giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực nữ vừa là nhiệm vụ, vừa là yêu cầu cấp thiếp của xã hội hiện nay. Phụ nữ có những rào cản nhất định khi tham gia vào quá trình lao động học tập, để phụ nữ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của họ, nhận thức của phụ nữ cũng như các thể chế về người phụ nữ cần được thay đổi cơ bản. Ngay bản thân của người phụ nữ cũng phải biêt tự vươn lên, tự phát triển khả năng, năng lực của mình.
3.1.3.Quản lý nguồn nhân lực nữ gắn với quá trình dân chủ hoá, nhân văn hoá đời sống xã hội và thực hiện bình đẳng giới
Trong thời đại ngày nay, những năng lực và phẩm chất cần thiết của con người đủ sức đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội chỉ có thể có được khi con người được sống trong một môi trường chính trị - xã hội ổn định, tiến bộ. Đó là môi trường dân chủ, nhân văn, có khả năng kích thích tính tích cực của con người, khai thác có hiệu quả các giá trị truyền thống và hiện đại của con người.
Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, với tự do và bình đẳng. Dân chủ là nhu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội. Thực tiễn nước ta trong nhiều năm qua đã cho thấy, không thể có tự do và bình đẳng nếu xã hội mất dân chủ hoặc dân chủ bị hạn chế. Một xã hội muốn phát triển thì phải tạo ra được những điều kiện bảo đảm cho tự do của mỗi cá nhân. Muốn vậy, nhất thiết phải dân chủ hoá đời sống xã hội. Đó là một quá trình thực hiện và bảo đảm thực thi trên thực tế quyền lực của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đến ý thức, tư tưởng, tinh thần. Đối với một nước nghèo, kinh tế chậm phát triển như nước ta, lại chưa trải qua nền dân chủ tư sản thì dân chủ hoá XHCN là một sự nghiệp lâu dài, nhiều khó khăn thách thức. Dân chủ chỉ trở thành hiện thực trên cơ sở một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật vững chắc, một nền văn hoá chính trị cởi mở coi trọng các quyền con người, quyền tự do, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho sự phát triển cá tính, nhân cách, tài năng và sức sáng tạo cho mỗi cá nhân, trong đó có phụ nữ.
Một môi trường xã hội mang tính nhân văn là một xã hội coi trọng con người, một xã hội biết tôn trọng và phát huy bản sắc độc đáo của từng cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi người đều được cống hiến tài năng, sức lực của họ cho sự phát triển xã hội.
Nhân văn hoá đời sống xã hội là quá trình gia tăng giá trị con người trên tất cả các lĩnh vực, trong đó mọi kế hoạch xây dựng và phát triển nhất thiết phải gắn với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người dân. Quá trình này chỉ thành công khi vừa bảo tồn và phát huy
những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh. Đồng thời, phải kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư, tật xấu đang làm tổn hại đến đời sống tinh thần, tâm tư, tình cảm của người Việt nam nói chung và người Bình Dương nói riêng.
Sự nghiệp CNH, HĐH mà chúng ta đang tiến hành khó có thể thành công nếu người lao động chưa có ý thức xây dựng và thực hành nền văn hoá nhân văn - dân chủ. Bởi nền văn hoá nhân văn - dân chủ này chính là điều kiện quan trọng để nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động trong bối cảnh nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường với tất cả những tác động tích cực và tiêu cực của nó. Quản lý nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng phải gắn với quá trình dân chủ hoá, nhân văn hoá đời sống xã hội là nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, không ngừng nâng cao tính tự giác, năng động, sáng tạo, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng.
Dưới góc độ quản lý nguồn nhân lực nữ, một môi trường xã hội dân chủ, nhân văn phải được thể hiện là một môi trường bình đẳng về giới. Một xã hội chỉ quy định và bảo đảm quyền dân chủ cho công dân nói chung mà việc thực thi trên thực tế không tính đến sự khác biệt về giới sẽ xuất hiện sự hưởng thụ các quyền dân chủ không như nhau giữa nam giới và phụ nữ. Trong bối cảnh hiện nay khi sự bất bình đẳng giới đang ở thế bất lợi cho phụ nữ thì quá trình dân chủ hoá thiếu sự nhạy cảm giới sẽ khó có thể đem lại quyền làm chủ thực sự và đầy đủ cho phụ nữ. Một môi trường xã hội mà còn thiếu sự công bằng giữa các cá nhân thì cũng chưa thể là một môi trường xã hội thực sự nhân văn. Điều đó sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của phụ nữ, đồng thời tác động đến sự phát triển của toàn xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự bất bình đẳng giới làm chậm tiến trình phát triển. Trong số những cái giá phải trả cho sự bất bình đẳng giới thì nặng nề nhất là những tổn hại về cuộc sống con người và chất lượng sống. ″Vô số bằng chứng từ các nước trên khắp thế giới đã chứng tỏ xã hội nào có sự bất bình đẳng giới gay gắt và dai dẳng thì xã hội đó phải trả cái giá đắt hơn bằng sự