Cùng với cả nước, Bình Dương đang ra sức thực hiện xây dựng CNH-HĐH, phấn đấu thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập. Do đặc thù là tỉnh có số lượng lao động nhập cư đông nhất nước, chất lượng của nguồn nhân lực không đồng đều, mật độ dân số có sự chênh lệch rất cao giữa các địa phương trong tỉnh (chủ yếu tập trung ở 3 thị xã phía nam là: Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một). Cho nên trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã tích cực, chủ động thực hiện các chính sách liên quan đến quản lý nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng. Trong đó, tập trung một số chính sách liên quan như sau:
- Chính sách giáo dục - đào tạo.
Là một tỉnh công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng cao, hàng năm tiếp nhận một lượng lớn dân nhập cư từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, điều này sẽ gây ra sức ép về đào tạo nghề để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh.
Bình Dương là một trong những tỉnh có các chỉ số giáo dục cơ bản tương đối cao và là địa phương đạt phổ cập tiểu học, đến năm 2004 đã phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa được dần dần củng cố và có bước phát triển tốt, trong đó chất lượng đại trà được giữ vững và chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Các hoạt động giáo dục văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao ý thức xây dựng lối sống văn minh được quan tâm phát triển. Bình Dương đã đi trước các tỉnh, thành phố khác trong việc nâng
cao trình độ học vấn của người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu về giáo dục và đào tạo của Bình Dương là sự tập trung đầu tư cho giáo dục từ phía lãnh đạo. Chỉ tiêu công bình quân đầu người cho giáo dục ở Bình Dương liên tục gia tăng, tốc độ gia tăng cao hơn so với các tỉnh trong vùng. Nếu năm 1991, chi bình quân cho giáo dục ở TP Hồ Chí Minh là 17.000đ, Hà Nội 16.000đ, Bình Dương là 12.000 thì đến năm 2005, Bình Dương đã đạt mức chi 264.000 trong khi ở TP Hồ Chí Minh là 139.000đ và Hà Nội là 197.000đ. Tỷ lệ giáo viên phổ thông Bình Dương đạt trình độ chuẩn hoá khá cao so với các tỉnh thành: giáo viên tiểu học đạt 99,3%, giáo viên THCS đạt 99,5%, giáo viên THPT đạt 96,5%, cán bộ quản lý trường các cấp học được chuẩn hoá nghiệp vụ quản lý đạt 100%.
Việc giảm khoảng cách bất bình đẳng giới trong giáo dục - đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong giáo dục phổ thông. Những năm gần đây, tỷ lệ nữ tốt nghiệp ở các cấp học trên tổng số học sinh tốt nghiệp ở cùng trình độ đạt mức cao. Năm 2009 - 2010, tỷ lệ nữ trên tổng số học sinh tốt nghiệp tiểu học là 100%, ở cấp trung học cơ sở là 83,8% và cấp trung học phổ thông là 65%. Việc đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp các cấp cao và cân bằng của cả nam và nữ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với nữ. Đây không chỉ là cơ sở nâng tỷ lệ nữ ở bậc cao đẳng, đại học mà còn là điều kiện để phụ nữ tham gia vào các hình thức đào tạo nghề, đào tạo CNKT sau này, giúp phụ nữ nắm bắt được cơ hội và tham gia vào đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề để tìm việc làm và có vị thế trong xã hội .
Bình Dương là nơi cung cấp các hình thức và cơ hội học tập, đào tạo đa dạng và phong phú về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 trường đào tạo CNKT, 8 trường THCN, 6 trường cao đẳng, đại học với trên 6.000 giáo viên, giảng viên, hàng năm đào tạo trên 40. 000 sinh viên. Diện tích mặt bằng bình quân tại một cơ sở dạy nghề của Nhà nước lớn. Bình Dương khoảng 24.510 m2/cơ sở, bình quân gần 25,9m2/một học viên. Chất lượng đào tạo chuyên môn ở Bình Dương đã có chiều hướng phát triển tốt dần tiếp cận với trình độ kỹ thuật và công nghệ mới.
Hoạt động tạo việc làm của hệ thống dịch vụ việc làm Bình Dương đã và đang thu được những kết quả nhất định.Trong đó số lượng phụ nữ được tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động chiếm tỷ cao (46,81% - 53,28%). Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và hoạt động của các trung tâm, nhất là các trung tâm dành riêng cho nữ đã và đang có tác dụng thiết thực tạo việc làm cho lao động nữ Bình Dương.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và công tác giáo dục - đào tạo ở Bình Dương còn rất nhiều bất cập. Đó là: chất lượng không đồng đều giữa giáo dục chuyên môn với giáo dục tư tưởng - đạo đức, giữa thành thị với nông thôn. Chất lượng giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông thấp. Các cơ sở dạy nghề, THCN, cao đẳng, đại học chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp, khu quy hoạch và dọc theo các trục lộ giao thông lớn, tập trung tại các thị xã nên ảnh hưởng đến cơ hội học nghề của lực lượng lao động có nhu cầu học nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giáo viên, nội dung, chương trình giảng dạy nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Còn chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động dẫn đến chất lượng và nội dung đào tạo, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Tỉnh cũng chưa hình thành được các trường, các trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao theo ngành nghề và công nghệ mới, cơ cấu đào tạo còn chạy theo cơ chế thị trường, chưa có kế hoạch đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Việc phát triển nguồn nhân lực nữ thông qua giáo dục - đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện ở tỷ lệ lao động nữ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngày một tăng. Tuy nhiên, việc tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, giảm khoảng cách về giới trong đào tạo nguồn nhân lực đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Không chỉ trong gia đình mà cả trong xã hội còn có những trở ngại đối với việc đẩy nhanh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với lực lượng lao động nữ. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với các hình thức đào tạo và tiếp tục có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn so với nam giới. Có thể khẳng định rằng chính sách của tỉnh hoàn toàn không
có sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong vấn đề giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên chính sách chung mới chỉ tạo được môi trường chung cho cả phụ nữ và nam giới. Trong khi đó, phụ nữ có những khó khăn trở ngại riêng mà nếu thiếu các chính sách và biện pháp cụ thể, phù hợp thì bản thân họ khó có thể nắm bắt được các cơ hội do chính sách chung tạo ra. Đây là điểm mà Bình Dương có thể đã quan tâm song, có lẽ còn thiếu các biện pháp mang tính hệ thống tác động cả trong gia đình, cơ quan quản lý và xã hội cũng như các hình thức kiểm tra đôn đốc nhằm khuyến khích lao động nữ nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Chính sách liên quan đến chăm sóc sức khoẻ bà mẹ-trẻ em.
Đối với mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia, sức khoẻ (thể lực) của các thành viên là một nguồn lực đặc biệt. Mặc dầu chúng ta thường nhấn mạnh khía cạnh nguồn vốn tri thức khi đề cập đến nguồn vốn con người song, không thể coi nhẹ khía cạnh sức khoẻ, vì một lẽ đơn giản là nếu thiếu sức khoẻ thì không thể phát huy vốn tri thức, thậm chí không thể thực hiện nhu cầu lao động sản xuất thông thường của con người. Mối liên hệ giữa sức khoẻ của phụ nữ với sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở ba điểm sau: Một là, sức khoẻ của phụ nữ liên quan mật thiết đến sức khoẻ của trẻ em và có ảnh hưởng đến khả năng lao động của thế hệ tương lai. Hai là, sức khoẻ của phụ nữ có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động của lực lượng lao động nữ. Ba là, sức khoẻ của phụ nữ có tác động đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lực lượng lao động. So với nam giới thì mối quan hệ giữa sức khoẻ của phụ nữ với các thành viên khác trong gia đình mật thiết hơn, một mặt là do đặc điểm sinh sản chi phối, mặt khác do phụ nữ thực hiện nhiều công việc chăm sóc gia đình hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ phụ nữ, nên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Bình Dương đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ ở cả hai góc độ: người mẹ và người lao động.
Bình Dương là một trong các thành phố dẫn đầu cả nước về việc chăm sóc sức khoẻ của người dân nói chung và của bà mẹ và trẻ em nói riêng. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ
sinh ở Bình Dương năm 2009 (4,23‰) ở vào mức thấp nhất (trung bình cả nước 24,4‰), tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản năm 2009 là 11,25/100.000 ca (11,25%). Điều cần nhấn mạnh là Bình Dương đã tập trung vào các biện pháp y tế trực tiếp và đã thu được những thành công lớn so với cả nước. Số lần khám thai trung bình của bà mẹ năm 2009 đạt hơn 3 lần đạt 100%, trong khi cả nước mới đạt trung bình là 85%, tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đạt 95%. Trong vòng 5 năm (2005 -2010), tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm hơn 2/3 (từ 50 % xuống còn 15%), năm 2010 còn 13%, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận với dịch vụ y tế đạt 100%. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Bình Dương được nâng lên năm 2010 là 73,1năm, của nam là 70,5 năm (tuổi thọ trung bình cả nước vào cùng thời điểm là 75 đối với nữ và 70,2 đối với nam).
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng phục vụ, việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em ở Bình Dương vẫn chưa đạt được những mục tiêu mong muốn. Là một tỉnh phát triển nhanh, Bình Dương đang phải đối diện với nhiều vấn đề xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em. Đó là vấn đề nạo hút thai (với tỉ lệ cao gấp rưỡi số ca sinh) nhất là ở lứa tuổi vị thành niên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh chóng; sự chênh lệch về chất lượng chăm sóc sức khoẻ giữa đô thị và nông thôn, tốc độ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong bụng mẹ còn chậm và vẫn duy trì ở mức độ tương đối cao (5,3%/năm). Thực trạng này tất yếu ảnh hưởng tiêu cực đến tầm vóc và thể lực của lao động Bình Dương trong những năm tới. Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ là vấn đề mang tính chiến lược, có quan hệ đến chất lượng nguồn nhân lực của Bình Dương. Vì vậy, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ cần được đặt thành một trong những ưu tiên của tỉnh.
Lực lượng lao động nữ ở Bình Dương chiếm khoảng 53% tổng số lao động. Từ góc độ chính sách của tỉnh, chăm sóc sức khỏe của lao động nữ là một sự đầu tư trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực một cách lâu dài. Tuy nhiên, nhận thức lợi ích của việc chăm sóc sức khoẻ lao động nữ với việc thực hiện trong thực tế
đang còn có những bất cập lớn. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy thể lực của lao động nữ đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực của nhiều yếu tố:
- Đó là việc tăng ca dẫn đến thời gian lao động kéo dài. Theo khảo sát tuy rằng lương tăng ca được tính 150% - 200% so với định mức, nhưng do mức khoán cao và phải làm liên tục, nhiều công nhân không đảm bảo mức khoán dẫn đến việc làm thêm giờ chỉ tính phụ vào giờ khoán đủ, thu nhập của công nhân không cao, không cho phép công nhân tái tạo sức lao động một cách hợp lý chưa nói đến việc bồi dưỡng để nâng cao thể lực nói chung. Thời gian lao động kéo dài còn tác động tiêu cực đến việc bố trí sắp xếp công việc gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình của nữ công nhân, hạn chế các nhu cầu nâng cao năng lực và đời sống tinh thần.
- Điều kiện,vệ sinh an toàn lao động chưa đảm bảo. Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngoại trừ một số cơ sở được trang bị mới, tại nhiều cơ sở công nhân hiện đang làm việc trong môi trường ô nhiễm nhưng không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, việc chăm sóc sức khoẻ cho công nhân chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Sức khoẻ của nữ công nhân bị giảm với tốc độ nhanh, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nghề nghiệp cao. Trong khu vực nông thôn, phụ nữ cũng đang phải làm việc trong những điều kiện môi trường ô nhiễm bởi thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng...mà hầu như không được sử dụng các trang bị bảo hộ lao động, hoặc nếu có thì cũng rất thô sơ. Phụ nữ nông thôn đang là nhóm đối tượng rất cần được quan tâm từ góc độ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người lao động.
- Bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện đầy đủ đối với nữ công nhân. Một số doanh nghiệp còn có sự phân biệt thực hiện bảo hiểm xã hội và các chế độ khác đối với công nhân làm việc lâu năm và công nhân mới vào nghề, giữa nam và nữ, việc thực hiện chế độ thai sản tuỳ thuộc vào từng chủ doanh nghiệp. Với xu thế cạnh tranh ngày càng cao, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm các chi phí liên quan đến chế độ của người lao động càng làm cho vấn đề bảo vệ sức khoẻ của lao động nữ trở nên cấp bách hơn.
Như vậy, mặc dù việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và cho phụ nữ ở Bình Dương nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng trước tình hình phát triển nhanh dân số cơ học và các vấn đề cấp bách về tệ nạn xã hội, môi trường lao động, việc duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phụ nữ tỉnh Bình Dương là một trong những thách thức to lớn.
Thứ ba, Chính sách hỗ trợ việc làm và vốn vay.
Tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm tăng nhanh, bình quân mỗi năm có từ 46.000-56.000 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó có từ 62-85% lao động là nữ, cao hơn mức cả nước từ 12-25%.
Lao động nữ ở nông thôn chiếm khá đông trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh. Tuy nhiên, thời gian cũng như hiệu quả lao động không cao. Chính vì vậy, tỉnh chủ trương thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt chú ý quan tâm đào tạo nghề cho lao động nữ. Từ năm 2005-2009 dạy nghề theo dự án cho 7.060